Thứ hai 21/04/2025 07:23

Philippines sẵn sàng nhập vắc xin dịch tả lợn từ Việt Nam

Doanh nghiệp Philippines sẵn sàng thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở thử nghiệm để nhanh chóng nhập khẩu vắc xin dịch tả lợn châu Phi do Việt Nam sản xuất

Thông tin riêng đến Báo Công Thương, ông Phùng Văn Thành - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, hai nước Việt Nam - Philippines đang có triển vọng rất lớn trong hợp tác thương mại về sản xuất, xuất khẩu vắc xin.

Cụ thể, ngày 29/3 tới đây, Tập đoàn Dabaco sẽ tổ chức Lễ khánh thành nhà máy vắc xin Dacovet và công bố thương mại vắc xin dịch tả lợn châu Phi ASF. Nhân dịp này, Thương vụ Việt Nam tại Philippines đã phối hợp cùng các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước kết nối, mời đoàn doanh nghiệp Philippines về tham dự sự kiện cũng như tìm hiểu thị trường Việt Nam để tìm kiếm cơ hội giao thương trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp Philippines sẵn sàng nhập vắc xin dịch tả lợn từ Việt Nam. Ảnh: Thanh Hưng

Ông Phùng Văn Thành cho biết, sẽ có 13 đại diện của các cơ quan/doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam lần này. Trưởng đoàn là Tiến sỹ Constante J. Palabrica, DVM - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines - phụ trách lĩnh vực gia súc, gia cầm.

Nhóm cơ quan/doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam lần này được chia làm 3 thành phần chính.

Một là, đại diện từ Bộ Nông nghiệp Philippines - cơ quan có chức năng và thẩm quyền chính trong việc công nhận các kết quả thử nghiệm, phê duyệt, cấp phép lưu hành vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines.

Hai là nhóm doanh nghiệp, chuyên gia. Những doanh nghiệp có mong muốn hợp tác với Dabaco trong đó có Tập đoàn EDL.

Được sự đồng ý từ Bộ Nông nghiệp Philippines, Tập đoàn EDL đã chuẩn bị sẵn các thủ tục, điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở thử nghiệm để có thể nhanh chóng nhập khẩu vắc xin ASF phục vụ nhu cầu của người chăn nuôi lợn Philippines. Ngoài ra, Tập đoàn EDL cũng mong muốn hợp tác với Dabaco trong lĩnh vực chăn nuôi lợn (lai tạo, thụ tinh, con giống…) và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Ba là đại diện các nhà chăn nuôi và/hoặc phân phối thuốc thú y và vác xin do EDL tổ chức, muốn được tìm hiểu và tận mắt chứng kiến việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin ASF của Dabaco, qua đó tin tưởng và sẵn sàng tham gia thử nghiệm và phân phối ASF của Dabaco khi được nhập khẩu vào Philippines.

Ông Phùng Văn Thành cho biết, Philippines hiện đang rất quan tâm đến vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Bởi không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn châu Phi.

Từ tổng đàn lợn khoảng trên 13 triệu con năm 2020 trở về trước, do bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, đến năm 2021, đàn lợn của Philippines chỉ còn gần 9 triệu con. Việc tăng đàn trong giai đoạn sau dịch gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù thấy được sự ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh dịch nhưng Philippines lại không có một doanh nghiệp hay phòng thí nghiệm nào đầu tư nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Vì vậy, nhu cầu về vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dabaco, nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi không chỉ là thành công của Việt Nam mà còn tạo niềm hy vọng lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ Chính phủ, các cơ quan quản lý mà còn các doanh nghiệp, chủ trang trại tại Philippines.

Trước tiềm năng đó, Thương vụ Việt Nam tại Philippines đã nỗ lực kết nối để các doanh nghiệp/đối tác Philippines mở ra cơ hội hợp tác với Tập đoàn Dabaco không chỉ trong lĩnh vực vắc xin mà còn hơn thế là chăn nuôi và các sản phẩm nông nghiệp.

Dabaco là một trong những đơn vị hàng đầu của Việt Nam tiên phong nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin thương mại dịch tả lợn châu Phi ASF. Song song đó, Nhà máy sản xuất vắc xin của Tập đoàn cũng được đầu tư hoàn thành và cấp chứng chỉ GMP-WHO. Việc nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất thành công vắc xin thương mại dịch tả lợn châu Phi ASF không chỉ là niềm tự hào riêng của Tập đoàn Dabaco mà còn là niềm tự hào chung của Việt Nam.

Sản phẩm vắc xin dịch tả lợn châu Phi do Dabaco sản xuất, ngoài việc cung ứng ra thị trường để phục vụ các đơn vị chăn nuôi trong nước còn mong muốn xuất khẩu sang các nước khác, nhằm đáp ứng nhu cầu về phòng dịch bệnh, nâng cao uy tín của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: dịch tả heo châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?