Thứ năm 07/11/2024 19:33

Việt Nam - Đan Mạch ký kết hợp tác về sản xuất nông nghiệp

Ngày 5/9, tại Hà Nội, sáu công ty về công nghệ sản xuất nông nghiệp của Đan Mạch đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tân Long, chính thức hóa việc ứng dụng công nghệ tiên tiến Đan Mạch vào các dự án của Tập đoàn này.

Tập đoàn Tân Long là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản hàng đầu của Việt Nam. Công ty hiện đang hướng tới việc mở rộng quy mô sản xuất lúa gạo và chăn nuôi lợn với những dự án lớn được triển khai tại cả Việt Nam và Myanmar.

Trong khi đó, sáu đối tác Đan Mạch của Tân Long (bao gồm các công ty Skiold, Munters, Tornordic, Danbred, Vilomix, Haarslev) là các nhà cung ứng công nghệ, giải pháp theo phương pháp chìa khóa trao tay nổi tiếng thế giới trong các lĩnh vực: trang thiết bị cho trang trại chăn nuôi lợn, xử lý ngũ cốc, giải pháp cho nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, cung cấp giống heo, chương trình dinh dưỡng, nhà máy giết mổ, chế biến và nhà máy bột thịt xương.

Trong khuôn khổ của thỏa thuận hợp tác chiến lược này, công ty Skiold sẽ triển khai một dịch vụ trọn gói trị giá nhiều triệu euro bao gồm: tư vấn, thiết kế và cung cấp thiết bị phục vụ cho việc chăn nuôi heo và cung cấp giải pháp trọn gói cho cụm nhà máy làm sạch, sấy khô và lưu trữ lúa gạo. Là đối tác thân thiết của Skiold, công ty Munters sẽ cung cấp giải pháp thông gió cho tất cả các dự án chăn nuôi heo của Tập đoàn Tân Long. Công ty DanBred và Vilomix sẽ cung cấp heo giống, chất premix có chất lượng cao nhất, cũng như các giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất cho các dự án chăn nuôi heo của Tân Long tại Myanmar và Việt Nam. Cuối cùng, công ty Tornordic và nhà thầu phụ Haarslev sẽ là đơn vị xây dựng và lắp đặt một nhà máy giết mổ và chế biến thành phẩm, và nhà máy bột thịt xương cho tập đoàn Tân Long.

Phát biểu tại lễ ký kết, Ngài Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, Đan Mạch và Việt Nam đã có bề dày hợp tác trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ xử lý giống cây trồng, chăn nuôi, thủy sản, nước, môi trường và năng lượng. Phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm thực phẩm luôn là trung tâm của sự hợp tác song phương giữa hai quốc gia.

“Đại sứ quán rất vui mừng khi có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam khai thác tiềm năng to lớn của ngành sản xuất nông lương thực bằng cách thúc đẩy quan hệ hợp tác với Đan Mạch, điển hình như lễ ký kết hợp tác chiến lược này. Tôi hy vọng các bên sẽ nhanh chóng đưa thỏa thuận hợp tác này vào triển khai thông qua việc xúc tiến ký hợp đồng thương mại trong ngày hôm nay tại Hà Nội.” – Đại sứ chia sẻ.

Tổng Giám đốc tập đoàn Skiold - ông Lasse Vegiegand Hansen cũng bày tỏ vui mừng và vinh dự khi được trở thành đối tác chiến lược chính của Tập đoàn Tân Long, cũng như là nhà cung cấp giải pháp và thiết bị cho dự án làm sạch, sấy khô và lưu trữ lúa gạo lớn nhất Việt Nam, có công suất 120,000 tấn và mở rộng ở giai đoạn hai lên tới 240,000 tấn này.

Ông cho biết, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm dày dạn của công ty sẽ góp phần làm tăng hiệu suất của chuỗi hậu cần sản xuất, giảm thải cũng như đưa các giống gạo đặc sản Việt Nam lên chuẩn chất lượng cao nhất.

Ông Lasse Vegiegand Hansen cũng bày tỏ hi vọng, cùng với Tập đoàn Tân Long, công ty sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi heo thịt Việt Nam với nền tảng công nghệ hiện đại nhất cũng như triết lý của Đan Mạch về chuỗi giá trị 3F (BAF) theo quy trình khép kín từ trang trại đến bàn ăn (Thức ăn gia súc- Trang trại chăn nuôi – Thực phẩm) góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc.

Bản thỏa thuận hợp tác chiến lược này là một ví dụ điển hình về quan hệ đối tác thương mại trong lĩnh vực chăn nuôi - một hợp phần trong Hiệp định Đối tác Toàn diện được ký kết giữa Đan Mạch và Việt Nam vào năm 2013.
Nguyễn Hường

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn