Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được tỉnh Đồng Nai tập trung phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đồng Nai: GRDP trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng tích cực Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến hướng tới xuất khẩu Đồng Nai triển khai Nghị định của Chính phủ về hoạt động thương mại biên giới

Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã hình thành 419 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích khoảng 37.000 ha. Loại hình công nghệ cao được ứng dụng nhiều hiện nay, gồm: Giống; công nghệ tưới tự động, bán tự động; thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; sản xuất trong nhà lưới, nhà màng; trồng cây trên giá thể; công nghệ chuồng lạnh kết hợp chăn nuôi bán tự động và công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh; phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng được tỉnh tập trung triển khai.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai đến nay đã hình thành 15 vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ với 1.500 ha và 9 mô hình được chứng nhận hữu cơ, diện tích 28,7 ha, có 107 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, với 866 ha cây ăn quả, rau màu, tăng 626 ha so năm 2021

Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao ở Đồng Nai mang lại nhiều hiệu quả - (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, công tác quy hoạch đã được rà soát xác định không gian, định hướng phát triển các vùng sản xuất trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở bố trí nguồn vốn đầu tư công, kêu gọi, thu hút đầu tư vào nông nghiệp.

Cùng với đó, địa phương cũng gắn định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững với 321 vùng sản xuất tập trung quy mô 95.000 ha, 10 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với quy mô 11.800 ha.

Từ những định hướng đó, tỉnh Đồng Nai đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Lĩnh vực trồng trọt có 100% diện tích trồng mới và tái canh đã sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao; ứng dụng tưới nước tiết kiệm trên cây trồng 79.000 ha, chiếm 48,77% diện tích sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tăng 21.307 ha so với năm 2021; 10 cơ sở sản xuất giống chuối cấy mô; 3002,5 ha cây trồng chủ lực của tỉnh đạt chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt, tăng 1.367,5 ha so năm 2021.

Cùng với đó, một số nơi ở Đồng Nai đã sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc đối với diện tích lúa, chuối, sầu riêng được nhiều Hợp tác xã và Tổ hợp tác ứng dụng; 149 ha cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới; bước đầu ứng dụng công nghệ Tnternet vạn vật (IoT),…

Đồng Nai: Nhiều điểm sáng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Thiết bị bay không người lái phun thuốc đối với diện tích lúa, chuối, sầu riêng được nhiều Hợp tác xã và Tổ hợp tác ứng dụng - (Ảnh minh họa)

Đến nay, toàn tỉnh có 189 mã số vùng trồng xuất khẩu với gần 28.000 ha và 93 cơ sở đóng gói được cấp mã số phục vụ xuất khẩu sang thị trường: Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, New Zealand,…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh có 65% đàn heo, 49% đàn gà được chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Khoảng 27,5% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh; duy trì 5 vùng an toàn dịch bệnh, 657 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh; 125 trang trại, 7 tổ hợp tác chăn nuôi đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP, cung cấp ra thị trường 88.100 tấn thịt heo/năm, 32.200 tấn thịt gà/năm, 283,2 triệu quả trứng/năm.

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi và xử lý môi trường, giảm mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi, xử lý chất thải hữu cơ trong chăn nuôi làm phân bón sử dụng cho cây trồng.

Về nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao (CPF Combine) tại huyện Nhơn Trạch tiếp tục được nhân rộng với quy mô 171 ha, tăng 30 ha so với năm 2021 (lợi nhuận bình quân khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha/năm). Duy trì 14 vùng nuôi thủy sản đạt chứng nhận VietGAP với quy mô 401,75 ha. Tổng giá trị sản phẩm thủy sản chủ lực áp dụng công nghệ cao đạt 430 tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng giá trị sản phẩm thủy sản chủ lực toàn tỉnh.

Lâm nghiệp có hơn 2.100 ha rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn, hơn 11.342 ha rừng đạt chứng chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC gắn với thực hiện liên kết sản xuất, thu mua, chế biến gỗ, tăng 3.600 ha so với năm 2021.

Những năm qua, việc ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được tỉnh chú trọng và các ngành, địa phương triển khai thực hiện thông qua các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hằng năm.

Đặc biệt năm 2020, đã được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đưa nhiệm vụ “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025” và đưa vào vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 để thực hiện.

Phạm Kỳ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Cùng với việc cấp biển nhận diện, công tác hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn cũng được ngành công thương Hà Nội đẩy mạnh thời gian qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động