Thứ hai 25/11/2024 23:41

Việt Nam còn cơ hội, không gian đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng

Ông John Rockhold - Trưởng Nhóm công tác Điện và Năng lượng của VBF khẳng định, Việt Nam còn cơ hội, không gian đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng.

Ngành điện Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực

Phát biểu tại Phiên Kỹ thuật Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra mới đây, Ông John Rockhold - Trưởng Nhóm công tác Điện và Năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (PEWG) cho biết: Nhóm công tác Điện và Năng lượng hoan nghênh những kết quả tích cực mà ngành điện Việt Nam đã đạt được trong năm 2022, cụ thể phải kể đến việc sớm đưa vào vận hành nhiều công trình lưới điện giải toả công suất các nguồn năng lượng tái tạo và đảm bảo cung cấp đủ điện an toàn, tin cậy cho sinh hoạt và nhu cầu sản xuất tăng cao sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Theo ông John Rockhold, Việt Nam không phải ngoại lệ trong xu thế chuyển dịch năng lượng

Ông John Rockhold cũng đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng xem xét các ý kiến đóng góp và thảo luận cùng Nhóm công tác Điện và Năng lượng cũng như các đơn vị thuộc khối tư nhân trong lĩnh vực điện và năng lượng trong quá trình xây dựng Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng, Việt Nam không phải ngoại lệ trong xu thế chuyển dịch năng lượng, quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam còn đi song hành với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Mong muốn đẩy nhanh quá chuyển dịch năng lượng sao cho vẫn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 của Chính phủ Việt Nam. Chuyển dịch năng lượng cũng mang lại cơ hội việc làm và xu hướng này sẽ càng nhân rộng, tạo ra điều kiện cần thiết cho sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Bởi các nguồn năng lượng hoá thạch đang dần được thay thế bằng các nguồn năng lượng xanh và sạch, giúp giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2020, cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Cùng với đó, Việt Nam cần bảo đảm an ninh năng lượng hướng tới trung hoà carbon vào năm 2050, phù hợp với người dân nói chung và bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội.

“Năm 2021 Việt Nam xếp thứ 65/115 quốc gia về mức độ sẵn sàng chuyển dịch năng lượng theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới với số điểm 54 - mức trung bình toàn cầu. Điều này cho thấy, Việt Nam đang còn cơ hội và không gian để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng” – ông John Rockhold khẳng định và cho biết thêm, lộ trình chuyển dịch theo hướng phát triển xanh và bền vững của Việt Nam không chỉ cần bảo đảm anh ninh năng lượng mà còn phải đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của các quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, quá trình này cần có sự hỗ trợ của các nước phát triển, thông qua hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.

Đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng nhận định, điện gió ngoài khơi có tiềm năng lớn ở Việt Nam và trong tương lai có thể trở thành một phần phụ tải cơ sở cho lưới điện quốc gia

Việt Nam cần cải thiện khung pháp lý để hút vốn vào năng lượng tái tạo

Đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và việc ký kết Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) giữa Nhóm Đối tác Quốc tế và Việt Nam vào tháng 12/2022, điều này sẽ hỗ trợ cho mục tiêu của Việt Nam và sự gia tăng đáng kể của năng lượng tái tạo đến năm 2030.

Đồng thời, ông John Rockhold cũng cho rằng, những cam kết về phát thải và phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam được phản ánh trong dự thảo Quy hoạch điện VIII vào tháng 12/2022. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật Điện lực gần đây sẽ tạo ra khung khổ thu hút thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân để hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần cải thiện khung pháp lý hơn nữa để thu hút nguồn vốn cần thiết phát triển năng lượng tái tạo, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào điện than. Nghĩa là, Việt Nam sẽ cần các dự án năng lượng khả thi cả về mặt kinh tế và tài chính. Song để đảm bảo ổn định và tăng trưởng lưới điện, Việt Nam cũng phải đảm bảo phụ tải nền đủ để giảm phụ thuộc vào than. Ngoài ra, đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng cũng cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiếp tục xem xét, tạo khung pháp lý có thể hỗ trợ các dự án năng lượng chất lượng cao nhận được vốn từ thị trường tài chính quốc tế.

Đại diện Nhóm công tác Điện và Năng lượng, ông John Rockhold cũng đưa ra nhận định, điện gió ngoài khơi có tiềm năng lớn ở Việt Nam và trong tương lai có thể trở thành một phần phụ tải cơ sở cho lưới điện quốc gia. Gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến việc phát triển trang trại điện gió lớn ngoài khơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển một dự án có cơ sở hạ tầng lớn như các trang trại điện gió ngoài khơi, Việt Nam cần đưa ra cơ chế và chính sách tạo sự ổn định, rõ ràng cho nhà đầu tư.

Ông John Rockhold - Trưởng Nhóm công tác Điện và Năng lượng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam: Năm 2022, Việt Nam tăng trưởng GDP 8,02% so với mức tăng 2,58% của năm 2021. Đây là mức tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên, sự kiện và diễn biến trên thị trường toàn cầu năm qua cho thấy, nhu cầu cấp bách cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng, vì một hệ thống năng lượng phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch có thể tác động đến mức chi phí trong nền kinh tế toàn cầu.
Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển dịch năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?