Thứ tư 07/05/2025 06:27

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.

Chiều 9/5, tại Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí dẫn thông tin trong một cuộc họp gần đây tại Campuchia, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol khẳng định nước này không lơ là cung cấp thông tin về kênh đào Funan Techo cho Việt Nam.

Trước câu hỏi của báo chí về thông tin liên quan đến kênh đào Funan Techo, cũng như bình luận về phát biểu của Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Những thông tin mà chúng tôi có được đến thời điểm này về dự án kênh đào Funan Techo chưa đủ để có thể đánh giá cụ thể về mức độ tác động của dự án".

Theo đó, ngày 7/5, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol khẳng định nước này không lơ là việc cung cấp thông tin về kênh đào Funan Techo cho Việt Nam cả chính thức và không chính thức.

Ông Sun Chanthol cho rằng: Campuchia đã thông báo cho Ủy hội sông Mekong (MRC) về dự án kênh đào Funan Techo vào ngày 8/8/2023. Campuchia có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban hỗn hợp biết trước khi tiến hành xây dựng và không bắt buộc phải tham vấn trước hoặc phải có thỏa thuận cụ thể từ các nước thành viên MRC”.

Phối cảnh 3D dự án kênh đào Phù Nam Techo do Bộ Giao thông Công chánh Campuchia công bố gần đây. (Ảnh: Chính phủ Campuchia)

Phó Thủ tướng Campuchia thông tin thêm, dự án chỉ cần 5 m3/s, tương đương 0,053% lưu lượng sông và khẳng định kênh đào Funan Techo thậm chí còn góp phần giảm nhẹ lũ lụt ở miền Nam Việt Nam.

Trong cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng kêu gọi: “Vì vậy, như phát biểu ngày 5/5, chúng tôi mong muốn phía Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong, chia sẻ đầy đủ thông tin về dự án và tiến hành đánh giá chi tiết các tác động của dự án này với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Đồng thời cũng là các biện pháp quản lý chung và dài hạn, đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, quản lý sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước sông Mekong”.

Trước đó, Việt Nam đã nhiều lần kêu gọi Campuchia phối hợp chia sẻ thông tin về dự án kênh đào Funan Techo. Campuchia dự kiến khởi công công trình trị giá 1,7 tỉ USD này trong năm 2024.

Dự án kênh đào Funan Techo trị giá 1,7 tỉ USD của Campuchia

Trong thông báo vào tháng 8/2023 cho MRC về ý định xây dựng kênh đào Funan Techo, Campuchia cho biết mục đích của dự án là nhằm phục vụ giao thông đường thủy nội địa và kết nối đường thủy.

Thông báo đề cập đến kế hoạch xây dựng một tuyến đường thủy dài 180 km, sâu 5,4 m, rộng 80-100 m, có sức tải tàu 1.000 DWT, sẽ nối thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kep ven biển. Con kênh sẽ có 3 âu thuyền để duy trì mực nước cho tàu bè qua lại và 11 cây cầu bắc qua kênh. Dự án sẽ khởi công vào cuối năm nay với kinh phí dự kiến 1,7 tỉ USD và kênh Funan Techo sẽ hoạt động từ năm 2028.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: Campuchia

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013