Thứ hai 25/11/2024 15:25

Việt Nam – CHLB Đức: Tăng cường hợp tác phát triển năng lượng

Hưởng ứng Ngày Năng lượng Việt - Đức, tham gia Đối thoại Chuyển đổi năng lượng Berlin và tìm hiểu, khám phá bức tranh chuyển đổi năng lượng của Đức thông qua các buổi làm việc và thảo luận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã dẫn đầu đoàn công tác sang làm việc tại CHLB Đức từ ngày 28/3 - 1/4/2022.

Tham gia đoàn công tác còn có đại diện của Ban Kinh tế Trung ương, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Sở Công Thương một số địa phương...

Phiên đối thoại giữa đoàn Việt Nam với GIZ và Viện Nghiên cứu Năng lượng mặt trời Fraunnhofer ISE

Các thành viên được chia làm hai nhóm công tác: Nhóm Hiệu quả năng lượng và nhóm Năng lượng tái tạo; sẽ làm việc với Viện Nghiên cứu Năng lượng mặt trời Fraunhofer ISE (trực tuyến); Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức (BNetzA); Tổ chức năng lượng gió ngoài khơi Đức; Học viện Năng lượng tái tạo Đức (RENAC)…

Ngày 30/3, một số đại biểu sẽ tham gia sự kiện Đối thoại Chuyển đổi năng lượng Berlin 2022 để tìm hiểu những kinh nghiệm và bài học mà Đức đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng những năm gần đây; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Ngày Năng lượng Việt - Đức chính thức diễn ra vào ngày 31/3, là khởi động các hoạt động về chuyển dịch năng lượng giữa Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức (BMWK) và Bộ Công Thương Việt Nam, đồng thời tạo điểm khởi đầu cho việc trao đổi kinh nghiệm cấp cao.

Nền kinh tế Đức là nền kinh tế lớn và đã phát triển với GDP đứng thứ 4 trên thế giới. Nhờ đó, Đức đứng thứ sáu toàn cầu về tiêu thụ năng lượng từ năm 2004 đến năm 2007. Năm 2002, Đức là nước tiêu thụ điện lớn nhất châu Âu với tổng lượng điện tiêu thụ là 512,9 TWh. Năm 2021, sản lượng điện ròng của Đức đạt 541TWh.

Chìa khóa của các chính sách năng lượng và chính trị của Đức là “Energiewende”, nghĩa là “cải cách năng lượng” hoặc “chuyển đổi năng lượng”. Đức dự định loại bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào năm 2022. Một số nhà máy đã bị đóng cửa sớm hơn dự kiến. Tổng hợp các nguồn nhiên liệu hóa thạch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học và các giải pháp tiết kiệm năng lượng được đánh giá là đủ để thay thế công suất phát điện hạt nhân hiện nay. Chính sách này bao gồm quy định loại bỏ dần điện hạt nhân và thay thế dần nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo.

Chính phủ Đức đã đặt mục tiêu đáp ứng 100% nhu cầu điện của cả nước từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 và trở thành quốc gia trung hòa với khí hậu vào năm 2045.

Trong thập kỷ qua, Đức đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn năng lượng không ổn định và liên tục. Năng lượng gió đã trở thành nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất trong lĩnh vực sản xuất điện, với công suất lắp đặt là 59,4 GW vào năm 2018, đứng sau đó là năng lượng mặt trời (45,9 GW vào năm 2019), với sản lượng tăng mạnh trong 5 năm qua.

Mức tăng trưởng này đã làm gia tăng đáng kể tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của Đức, song nó cũng khiến giá thị trường giao ngay đi xuống (và thậm chí đôi khi xuống mức âm) trên các sàn giao dịch năng lượng và đồng thời gây ra hiệu ứng lấn át của thời gian vận hành của các nhà máy điện truyền thống do chậm trễ trong việc ngừng hoạt động các nhà máy này. Vào năm 2020, năng lượng tái tạo chiếm hơn 50% sản lượng điện ròng của Đức

Trong khi đó, Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao từng năm. Với tiềm năng lớn, năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhằm bổ sung nguồn cung cho ngành năng lượng trong bối cảnh các nguồn sơ cấp đang dần cạn kiệt. Chuyến công tác là cơ hội để phát triển nhiều ý tưởng phục vụ triển khai quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, đồng thời cải thiện hiệu quả năng lượng và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh triển khai năng lượng tái tạo, thời gian qua, Chính phủ CHLB Đức đã phối hợp với Bộ Công Thương trong chương trình hợp tác kỹ thuật “Chương trình Hỗ trợ năng lượng” do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Bộ Công Thương phối hợp thực hiện.
Xuân Lập (Email từ CHLB Đức)
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục