Thứ hai 23/12/2024 17:54

Việt Nam cần tận dụng tác động tích cực từ thương mại thế giới

Đó là nhận định nêu trong ấn phẩm “Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên năm 2018” do Đại học Kinh tế quốc dân công bố tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019” vừa tổ chức tại Hà Nội.
Vấn đề tài khóa được xem là rủi ro lớn cho nền kinh tế

Báo cáo nhìn nhận trong năm 2019, Việt Nam có thể tận dụng được một số tác động tích cực từ diễn biến kinh tế thế giới, từ đó đóng góp vào thương mại, đầu tư và tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Theo đó, các diễn tiến thương mại thế giới, nhất là xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, khi hàng Trung Quốc đắt đỏ hơn. Cùng với đó Việt Nam có thể trở thành “điểm trũng” cho các dòng chảy vốn đầu tư quốc tế đang dịch chuyển mạnh nếu thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh và năng suất lao động được cải thiện.

“Việt Nam sẽ tăng trưởng tiếp tục chủ yếu dựa vào đầu tư và thương mại quốc tế”, báo cáo viết.

Dưới góc độ các ngành sản xuất, kinh tế năm 2019 được thúc đẩy chủ yếu từ khu vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo, với vai trò quan trọng của khu vực FDI. Kinh tế năm 2019 cũng sẽ có thêm “lực đẩy’ từ sự phục hồi vững chắc của ngành nông lâm thủy sản. Song hai “lực đẩy” truyền thống là công nghiệp khai khoáng đã tới hạn trong khi công nghiệp xây dựng bị chững lại do bất động sản bị thắt chặt.

Túy nhiên báo cáo trên cũng cho rằng, thương mại và kinh tế thế giới cũng có những tác động tiêu cực. Rõ nhất là với sự đóng góp lớn của khu vực FDI, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu được dẫn dắt bởi các nền kinh tế lớn. Với những bất ổn của xu hướng thương mại và đầu tư thế giới, các chuỗi sản xuất này có thể bị ảnh hưởng, thậm chí gián đoạn ở những khâu sản xuất tại Việt Nam.

Báo cáo này nhận định, rủi ro vĩ mô lớn nhất của kinh tế Việt Nam chính là rủi ro về tài khóa và đây cũng là lý do để báo cáo đánh giá kinh tế thường niên năm 2018 dành một chương riêng cho vấn đề này.

Trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì quy mô chi tiêu công ở mức cao, trong khi nguồn thu ngân sách không đủ để bù đắp, do vậy thâm hụt ngân sách nhà nước thường xuyên ở mức cao và hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực. Dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục vay nợ để bù đắp bội chi.

“Đây là rào cản đối với tăng trưởng dài hạn, tạo áp lực đối với ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng kháng cự với các cú sốc của nền kinh tế. Đồng thời trong bối cảnh này, sẽ không còn nhiều không gian tài khóa cho việc thực hiện các biện pháp kích cầu cần thiết khi nền kinh tế gặp khó khăn”, báo cáo viết.

Bên cạnh đó, các tác giả của báo cáo cho rằng, cần củng cố và cải thiện hơn các cân đối vĩ mô, đặc biệt là ngân sách và nợ công; gia tăng tính nhất quán của các chính sách vĩ mô; xử lý triệt để hơn những rủi ro tài chính như tỷ lệ an toàn vốn, kiểm soát tín dụng và xử lý nợ xấu trong hệ thống tài chính ngân hàng.

Theo các chuyên gia, báo cáo đã thể hiện quan điểm riêng của các chuyên gia trường Đại học Kinh tế quốc dân, có tính phản biện chính sách một cách độc lập. Ngoài ra, điểm khác biệt với các báo cáo kinh tế thường niên của các đơn vị khác là ấn phẩm này đã được thực hiện thông qua các phương pháp định lượng với các mô hình kinh tế lượng, theo đó, bảo đảm những kết luận đưa ra được dựa trên những bằng chứng thực nghiệm, có căn cứ khoa học, có dẫn chứng cụ thể.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người