Thứ năm 26/12/2024 14:32

Việt Nam cần một cơ cấu nguồn điện đa dạng và hiệu quả hơn

Đây là nội dung được thảo luận tại Hội nghị năng lượng có chủ đề “Định hướng phát triển bền vững cho ngành điện Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. 

Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Axel van Trotsenburg, và Giám đốc cao cấp về Năng lượng và Khai khoáng của Ngân hàng Thế giới Anita Marangoly George.

Phát triển hệ thống điện bền vững là một yêu cầu quan trọng

Tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả, mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường trao đổi điện trong khu vực Châu Á có thể giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện từ 7 đến 10% mỗi năm cho tới năm 2030. Các đại biểu tại cuộc hội thảo diễn ra hôm nay chia sẻ như vậy, và một báo cáo mới được phát hành cho thấy phát triển ít phát thải cácbon có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Khi nhu cầu năng lượng gia tăng, Việt Nam cần đẩy mạnh sử dụng năng lượng hiệu quả và khai thác nhiều nguồn năng lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đó bao gồm than, khí thiên nhiên, gió, mặt trời và thủy điện để đảm bảo nguồn cung cấp điện bền vững, tin cậy và giá cả hợp lý. Việt Nam cũng cần cân nhắc tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường trao đổi điện trong khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết: “Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện luôn phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với sự quan tâm đó, cùng với những nỗ lực không ngừng của toàn ngành Điện, hệ thống điện quốc gia Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, đã đảm bảo cung cấp đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được cải thiện, nâng cao.”

Kể từ năm 1990, tỷ lệ người dân được cấp điện đã tăng từ 14% lên 98%. Trong hai thập kỷ qua, 10 triệu hộ dân (tương đương với 40 triệu người) đã có điện, chủ yếu thông qua quá trình điện khí hóa nông thôn trong chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Rất ít nước trên thế giới có thể đạt được điều này trong một thời gian ngắn và với địa hình khó khăn như Việt Nam.

“Việt Nam đã làm tốt việc cung cấp khả năng tiếp cận điện cho người dân, với hầu hết 100% dân số có điện. Tiếp cận điện năng cũng đã song hành với cải thiện hiệu quả vận hành và chất lượng dịch vụ.” Ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nói. “Vấn đề chính hiện nay là làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu trong tương lai, khi cùng lúc phải tuân thủ những cam kết của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính trong bối cảnh biến đổi khí hậu.”

Việt Nam có tỷ lệ năng lượng tái tạo cao trong tổng cơ cấu phát điện, với thủy điện chiếm 42% tổng phát điện, cao hơn nhiều nước trên thế giới. Hội nghị nhấn mạnh việc Việt Nam có thể phát triển hơn nữa các tiềm năng điện gió và mặt trời, nhưng cần có cải thiện về khung quy định. Tuy nhiên, kể cả khi khai thác tốt tiềm năng năng lượng tái tạo, Việt Nam vẫn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai. Tăng cường hiệu quả trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Một lĩnh vực có lợi ích tiềm năng to lớn là thị trường mua bán điện khu vực.

Tại hội thảo các đại biểu cũng đã thảo luận về vấn đề phát triển ít phát thải cácbon và liệu Việt Nam có thể tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế mà không tăng phát thải khí cácbon. Theo báo cáo có tựa đề “Khảo sát con đường phát triển ít phát thải cácbon cho Việt Nam”, được phát hành tại Hội nghị, dự đoán kịch bản tăng trưởng ít phát thải các bon sẽ không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và thậm chí về lâu dài có thể thúc đẩy tăng trưởng. Kết luận của báo cáo được đưa ra dựa vào cơ sở tăng trưởng và môi trường sạch có thể được thực hiện đồng thời và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai.

Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện cạnh tranh trong ngành điện và Chính phủ đã đề ra một lộ trình rõ ràng để phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh (Wholesale Electricity Market - WEM) vận hành hoàn chỉnh vào năm 2021.

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ