Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Đã hơn nửa năm, sau đợt tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm, giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyến phố tại Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng chiếm dụng không gian chung làm "của riêng", phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán, đỗ xe...
Hà Nội: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 1 Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội – “gương sáng” trong quản lý trật tự xây dựng
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý
Đã hơn 6 tháng, sau cuộc tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm hè phố tại Hà Nội, đến nay, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để làm nơi kinh doanh, buôn bán, đỗ xe... vẫn còn nhan nhản trên nhiều tuyến phố.
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Ghi nhận của Lao Động trong ngày 20.9, dọc khu vực đường Láng, Trường Chinh (quận Đống Đa); đường Nguyễn Hoàng, Lê Đức Thọ, Bùi Xuân Phái (quận Nam Từ Liêm), vỉa hè trở thành nơi đỗ xe ô tô, xe máy, bày bán hàng hóa, vật liệu xây dựng khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường để di chuyển.
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Trên đoạn đường Láng, hình ảnh học sinh đi bộ lếch thếch dưới lòng đường vì vỉa hè đã bị chiếm dụng thành "của riêng".
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Bạn Hoàng Thùy Trang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Khu vực mình sống thì có khá nhiều tuyến phố bị lấn chiếm vỉa hè làm nơi đỗ ô tô và buôn bán nhằm trục lợi cá nhân. Cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý mạnh hơn để người đi bộ có không gian di chuyển.
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Tại nút giao giữa đường Láng và Yên Lãng (Đống Đa), một vị trí vỉa hè đã trở thành nơi để vật liệu xây dựng, gây mất mỹ quan đô thị.
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý
Người đi bộ bất chấp nguy hiểm, tràn xuống lòng đường di chuyển vì vỉa hè bị chiếm dụng
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý

Dọc đường Nguyễn Hoàng, nhiều vị trí vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm để phục vụ các hoạt động kinh doanh, khiến người đi bộ phải luồng lách để di chuyển.
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý
Bạn Hoàng Vũ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: Mình thấy tình trạng vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm diễn ra đã từ lâu và cũng chưa có biện pháp xử lý triệt để, gây khó khăn cho người đi bộ. Như các khu vực gần hồ Gươm hay hồ Tây, do nhu cầu gửi xe của người dân cao nên một số cá nhân đã lấn chiếm vỉa hè để trông giữ xe. Nếu như có một đơn vị đứng ra quản lý, chịu trách nhiệm về việc trông giữ xe như TP Hồ Chí Minh, mình nghĩ sẽ vừa giải quyết được nhu cầu của người dân, vừa đảm bảo được an ninh trật tự.
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý
Trước tình trạng trên, KTS Trần Huy Ánh - Chuyên gia đô thị cho biết, việc ra quân lập lại trật tự vỉa hè là câu chuyện "đến hẹn lại lên". Gần đây, cũng đã có thêm một số sáng kiến từ các địa phương như cộng đồng dân cư sẽ phản ánh đến các cơ quan chức năng qua mạng lưới Zalo, tuy nhiên đây chỉ là nhỏ lẻ, chưa có tính hệ thống. Muốn xử lý được tình trạng trên thì cần phải có những chế tài đồng bộ như giám sát bằng camera, phạt nguội... thì may ra mới có sự thay đổi.
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý
Trước những ý kiến về việc Hà Nội có nên áp dụng quy định thu phí sử dụng lòng đường, hè phố như TP Hồ Chí Minh, KTS Trần Huy Ánh cho rằng, TP. Hồ Chí Minh chỉ mới triển khai, chưa có kết quả rõ rệt. Do đó, Hà Nội cần phải thận trọng hơn, đánh giá từ nhiều phía như người đưa ra chính sách, người đi bộ, người gửi xe... để đảm bảo được sự khách quan giữa một bên có lợi ích (người gửi xe và trông xe) và một bên không có lợi ích (người đi bộ).
Vỉa hè, lòng đường Hà Nội vẫn "đâu vào đấy" sau nhiều đợt ra quân xử lý
"Việc áp dụng quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không khác gì hợp thức việc sử dụng tài sản công, không gian giao thông dành cho việc phi giao thông thì chúng ta sẽ không còn 1m2 lòng đường, vỉa hè nào cả, nếu như không có sự khảo sát, đánh giá khách quan", KTS Trần Huy Ánh nêu quan điểm.
laodong.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cho thuê vỉa hè lòng đường

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chiếu sáng Việt Nam

Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Mức chênh lệch lương hưu khi nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

Vụ cháy tại Đường Láng, Hà Nội: 50 người đã được lực lượng chữa cháy hướng dẫn thoát nạn

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 18/5/2024: Bắc Bộ có mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/5/2024: Có mưa rào và dông, trong mưa dông khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 18/5/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông

Hà Nội: Cháy lớn tại đường Láng, nhiều người leo lên nóc nhà chờ cứu hộ

Hà Nội: Cháy lớn tại đường Láng, nhiều người leo lên nóc nhà chờ cứu hộ

Chính phủ thông qua Đề nghị Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực

Chính phủ thông qua Đề nghị Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực

Trao giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

Trao giải Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

Nhà giáo được hưởng lợi gì từ quy định Chứng chỉ hành nghề

Nhà giáo được hưởng lợi gì từ quy định Chứng chỉ hành nghề

Tìm lời giải cho sự mất cân đối thị trường lao động

Tìm lời giải cho sự mất cân đối thị trường lao động

3 bảng lương mới của quân đội khi thực hiện cải cách tiền lương

3 bảng lương mới của quân đội khi thực hiện cải cách tiền lương

Áp quy định giá tối đa sách giáo khoa từ 1/7/2024

Áp quy định giá tối đa sách giáo khoa từ 1/7/2024

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khóa bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

35 phóng viên, biên tập viên tham gia khóa bồi dưỡng “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Độc đáo thúng chai “trét phân bò” ở Phú Yên xuất khẩu 5 châu

Độc đáo thúng chai “trét phân bò” ở Phú Yên xuất khẩu 5 châu

Phó Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài tại Nam Định

Phó Tổng thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài tại Nam Định

Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Phân loại rác tại nguồn từ 2025: Có kịp không?

Phát triển du lịch không nên chỉ dựa vào ngành hàng không

Phát triển du lịch không nên chỉ dựa vào ngành hàng không

Xem thêm