Thứ sáu 09/05/2025 10:06

TP. Hồ Chí Minh: Xin hướng dẫn thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố

Trong khi chờ Bộ GTVT, Bộ Tài chính hướng dẫn, Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vẫn được TP. Hồ Chí Minh triển khai.
Theo UBND TPHCM, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè là phù hợp và cần thiết

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính đề nghị hướng dẫn về phương thức và lập đề án khai thác khi thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Theo UBND TP, Nghị định số 33/2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã quy định phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đồng thời, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 33/2019 quy định đơn vị được giao quản lý tài sản công lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện khai thác.

Hiện TP.Hồ Chí Minh đang triển khai việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố theo Nghị quyết số 15 của HĐND TP. Trong quá trình triển khai và nghiên cứu các quy định liên quan, TP gặp một số vướng mắc về quy định pháp luật.

UBND TP.Hồ Chí Minh cho biết, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè là phù hợp và cần thiết, mang lại hiệu quả trong công tác quản lý và tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè.

Đi dọc các tuyến đường ở quận 1 như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Nguyễn Cư Trinh..., dễ dàng bắt gặp những vạch kẻ màu vàng trên vỉa hè chia 2 phần rõ rệt. Trong đó phần sát nhà dân dành khoảng 1,5 m để bố trí nơi để xe máy tự quản. Phần còn lại khoảng 2m dành cho người đi bộ.

Tương tự, lần lượt các tuyến đường Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Lý Thái Tổ (quận 3), Hùng Vương, Ngô Gia Tự (quận 5) hay Lê Hồng Phong, Nguyễn Tri Phương (quận 10)..., phóng viên đi qua thấy xe máy được xếp trật tự trong phạm vi vạch vàng, phía ngoài, người đi bộ di chuyển thoải mái. Các hộ kinh doanh tuân thủ việc sử dụng không gian. Đã vắng bóng những bảng quảng cáo, mái che nhoài ra bên ngoài, tình trạng bày hàng hóa ra lòng đường, vỉa hè buôn bán giảm đi rất nhiều.

Nhiều người dân khi được hỏi bày tỏ đồng tình và ủng hộ việc phân biệt rạch ròi không gian. Theo họ, như vậy việc triển khai thu phí thuận lợi, nhà nước thêm ngân sách mà người đi đường không bị "tùy tiện đẩy xuống lòng đường".

Theo tìm hiểu, quá trình triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè, TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu quy định liên quan và thấy còn một số vướng mắc về quy định pháp luật. Cụ thể là lòng đường, vỉa hè thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tuy nhiên, phương thức khai thác sử dụng tạm thời chưa được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định 33/2019... Từ đó, UBND TP. Hồ Chí Minh có công văn gửi Bộ Giao thông và Vận tải, Bộ Tài chính đề nghị hướng dẫn một số nội dung về phương thức khai thác và lập đề án khai thác khi thu phí.

Trước băn khoăn đề án thu phí phải dừng lại chờ hướng dẫn của 2 bộ, ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông Sở Giao thông và Vận tải TP. Hồ Chí Minh, cho biết trong khi chờ hướng dẫn, đề án vẫn được triển khai.

Hiện nay, một số địa phương như các quận 1, 3, 10 và huyện Bình Chánh đã hoàn tất danh mục tuyến đường có vỉa hè, lòng đường sử dụng ngoài mục đích giao thông và được Sở Giao thông và Vận tải thông qua danh mục này. Trên danh mục đó, tùy tình hình thực tế, các địa phương sẽ chọn ra vài tuyến thí điểm trước, mỗi tuyến đường có phương án cụ thể riêng, sẽ công bố trên website của địa phương và Sở Giao thông và Vận tải để người dân đăng ký sử dụng. Các quận còn lại đang rà soát để ban hành danh mục.

Tại quận 1 có 53 tuyến đường, vỉa hè đủ điều kiện tổ chức kinh doanh, buôn bán; 12 tuyến có vỉa hè đủ điều kiện làm nơi trông giữ xe có thu phí và 86 đoạn, tuyến dự kiến làm điểm giữa xe 2 bánh tự quản, không thu tiền dịch vụ. Những nơi đủ điều kiện đã được quận 1 kẻ vạch sơn vàng, chuẩn bị cho người dân đăng ký sử dụng và đóng phí.

Tại quận 3, 36 tuyến đường có vỉa hè đủ điều kiện sử dụng ngoài mục đích giao thông. Quận 5 qua rà soát có 66 tuyến đường có vỉa hè đủ điều kiện tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa; 68 tuyến đường có vỉa hè đủ rộng có thể tổ chức điểm để xe 2 bánh tự quản, không thu tiền và 69 tuyến đường có vỉa hè đủ điều kiện bố trí điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ công trình; 23 tuyến đường có vỉa hè có thể tổ chức điểm trông, giữ xe có thu phí.

Riêng huyện Bình Chánh, huyện này đề xuất 70 tuyến đường có thể sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, mua bán, giữ xe.

Minh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim