Vì sao nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư?

Thanh Hóa đã thành lập 44 cụm công nghiệp, hiện mới chỉ có 5 cụm hoàn thành hạ tầng. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng.
Bền bỉ hành trình xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Nếnh

Nhiều cụm công nghiệp chậm tiến độ

Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh đã thành lập được 44 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.642,96 ha. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư lũy kế vào các cụm công nghiệp đạt 1.796 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 5 cụm công nghiệp cơ bản hoàn thành hạ tầng cụm công nghiệp theo giai đoạn, đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất như: Cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa (50 ha, chia làm 2 giai đoạn), thành lập tháng 4/2017, đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất 360.659,5 m2, chỉ còn lại 7.607,4 m2 chưa giải phóng mặt bằng được do Dự án đã hết thời hạn 03 năm Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa (chủ đầu tư đang xin chuyển đổi mục đích đất trồng lúa sang đất khác).

Đã cơ bản hoàn thành hạ tầng trên diện tích đất đã thuê, hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải của toàn bộ dự án, đang trình xin cấp Giấy phép môi trường và đủ điều kiện để thu hút dự án thứ cấp.

Vì sao nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư?

Nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, đã thu hút 7 nhà đầu tư thứ cấp thuê 20,23 ha (đã lấp đầy giai đoạn 1); 5 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật; 7 cụm công nghiệp đang hoàn thành các thủ tục đầu tư, đang giải phóng mặt bằng để thuê đất với Nhà nước; 13 cụm công nghiệp đang hoàn thành thủ tục đầu tư, chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa; 4 cụm công nghiệp chủ đầu tư chưa tích cực triển khai thực hiện dự án, một số dự án chậm tiến độ cần phải xem xét thu hồi dự án; còn lại là các cụm công nghiệp mới thành lập.

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa đánh giá, so với kế hoạch và lộ trình phát triển thì nhiều cụm công nghiệp đang được đánh giá là chậm, bởi gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp, trong đó có một số nhóm vấn đề chung, như: Giá thuê đất cao ảnh hưởng tới thu hút nhà đầu tư thứ cấp, đề nghị sớm có thông báo điều chỉnh giá đất để làm cơ sở hoàn thiện thủ tục thuê đất. Kế hoạch sử dụng đất có muộn nên chưa hoàn chỉnh hồ sơ chấp thuận chuyển đổi đất lúa. Một số cụm công nghiệp xin bổ sung ngành nghề để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp...

Trên cơ sở đánh giá, phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các cụm công nghiệp, Sở Công Thương Thanh Hóa đã và đang tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường... để thu hút dự án đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp. Cùng với đó, sở cũng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư, thu hút dự án thứ cấp vào thuê đất, đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp.

Đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng

Để đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương triển khai nhiều giải pháp.

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ đầu tư: Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ để hoàn - thiện thủ tục đầu tư thực hiện dự án và tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; ký cam kết giữa chủ đầu tư với UBND cấp huyện về tiến độ bố trí vốn đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng, lãm rõ trách nhiệm của mỗi bên nếu không thực hiện cam kết; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm công nghiệp.

Vì sao nhiều cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chậm tiến độ thu hút đầu tư?

Thanh Hóa đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiến độ đầu tư hạ tầng. Ảnh minh họa

Giao UBND cấp huyện chỉ đạo ban giải phóng mặt bằng huyện hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng diện tích cụm công nghiệp; hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình lập hồ sơ thuê đất với nhà nước; hỗ trợ các chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp khi có yêu cầu; tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công Thương làm đầu mối theo dõi tiến độ của từng cụm công nghiệp đã được thành lập; trong đó lập biểu chi tiết từng nội dung công việc yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành (kể từ ngày thành lập đến khi nghiệm thu, đủ điều kiện thu hút nhà đầu tư thứ cấp) để đưa cụm công nghiệp đi vào hoạt động; trên cơ sở đó, hàng quý tổ chức đánh giá trách nhiệm của từng chủ đầu tư, UBND cấp huyện, các sở, ngành có liên quan trong công tác phối hợp thực hiện dự án; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, có ý kiến chỉ đạo; phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, chấm dứt hiệu lực đối với các cụm công nghiệp chậm tiến độ mà nguyên nhân cơ bản do chủ đầu tư không đủ năng lực hoặc không tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc; cụm công nghiệp Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy...

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao các sở, ban, ngành tăng cường hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp thu hút dự án thứ cấp đầu tư vào cụm; Sở Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được Hồ sơ đề nghị thuê đất còn lại của chủ đầu tư cụm công nghiệp tham mưu, giải quyết thủ tục thuê đất trình UBND tỉnh; Sở Giao thông vận tải hỗ trợ các chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục đấu nối giao thông khi có yêu cầu.

Đối với cụm công nghiệp chưa được thành lập, UBND tỉnh Thanh Hóa giao UBND cấp huyện tăng cường công tác quản lý, xử lý các vi phạm của các dự án sản xuất về môi trường và sử dụng đất theo đúng quy định; huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các cụm công nghiệp cơ bản đã lấp đầy và chủ động giao cho 01 đơn vị của huyện (Phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Ban quản lý dự án cấp huyện) quản lý.

Rà soát loại hiện trạng, quy hoạch để báo cáo UBND tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch những cụm công nghiệp không đủ điều kiện để thành lập chuyển thành khu sản xuất kinh doanh để thu hút đầu tư. Giao các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý cụm công nghiệp theo quy định.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thanh Hóa, tiến độ đầu tư hạ tầng tại các cụm công nghiệp của tỉnh này sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp, tạo nhiều việc làm cho lao động, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Xem thêm