Thứ năm 28/11/2024 15:17

Vì sao giá dầu không tăng bất chấp nỗ lực của OPEC+ và căng thẳng ở Trung Đông?

Giá dầu có tầm quan trọng lớn đối với thị trường tài chính và kinh tế vì nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế toàn cầu.

Yếu tố tăng giá

Vào cuối tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (/chu-de/opec.topic) đã công bố mức giảm sản lượng dầu tự nguyện trong quý đầu tiên của năm 2024 ở mức 2,2 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia xác nhận gia hạn mức cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày, Nga cam kết giảm sản lượng 0,5 triệu thùng/ngày.

Phần còn lại đến từ Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman. Mặc dù thị trường không phản ứng với động thái này, nhưng OPEC+ đã tái khẳng định đoàn kết và tiếp tục nỗ lực duy trì sự ổn định trên thị trường dầu mỏ.

Ngoài ra, một yếu tố tăng trưởng khác có thể là các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào đội tàu hàng ở Biển Đỏ, khiến nhiều công ty vận chuyển phải thay đổi lộ trình.

Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ giúp bảo vệ mức đáy của giá dầu, nhưng việc cắt giảm thêm sẽ làm tăng công suất dự phòng

Các yếu tố tăng giá dầu có thể là tuyên bố bất khả kháng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya do việc phong tỏa mỏ Sharara lớn nhất nước này với công suất 300.000 thùng/ngày, bởi những người biểu tình, cũng như hạn hán nghiêm trọng trên kênh đào Panama dẫn đến tình trạng gián đoạn trên tuyến đường thương mại chính của thế giới.

Yếu tố giảm giá

Chuyên gia công nghiệp, ông Leonid Khazanov cho rằng, giá dầu không tăng dưới ảnh hưởng của toàn bộ các yếu tố liên quan đến nhau. Ngoài ra, đơn giản là có rất nhiều dầu.

Dầu đến thị trường thế giới từ Venezuela, quốc gia mà Mỹ đã nới lỏng các lệnh trừng phạt vào năm ngoái và từ Iran, mặc dù chế độ trừng phạt vẫn được áp dụng đối với nước này”, ông Khazanov nhận định.

Theo tài liệu được hàng tin Reuters trích dẫn, kể từ khi Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt vào tháng 10 năm ngoái, Venezuela đã tăng xuất khẩu dầu thêm 12% so với năm trước lên gần 700.000 thùng/ngày.

Bên cạnh đó, OPEC cho hay, Iran cũng đang tăng sản lượng dầu. Báo cáo của OPEC vào tháng 12/2023 cho thấy, Iran đang sản xuất 3,128 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2023, so với mức trung bình năm 2022 là 2,554 triệu thùng/ngày.

Ông Stanislav Mitrakhovich, chuyên gia hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia và Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga cho rằng, sự tăng trưởng trong sản xuất dầu bên ngoài OPEC+, chủ yếu ở Mỹ khi nước này ủng hộ triển vọng dư thừa dầu.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nước này đã lập kỷ lục về sản lượng dầu trong tháng 9/2023 với 13,25 triệu thùng/ngày. Trong tháng 10/2023, sản lượng hầu như không thay đổi. EIA dự báo sản lượng của Mỹ sẽ duy trì ở mức 13,2 triệu thùng/ngày vào năm 2024. Trong khi, Brazil năm ngoái đã tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày so với năm 2022, lên 3,6 triệu thùng/ngày.

Ông Mitrakhovich lưu ý, trong OPEC+ có những quốc gia không đồng ý với chính sách hạn chế sản lượng, đặc biệt là Angola - quốc gia đã rời OPEC vào cuối tháng 12/20223.

Một yếu tố giảm giá khác là nhu cầu trì trệ. Giám đốc về năng lượng của Viện Năng lượng và Tài chính Nga, ông Alexei Gromov nhận định: “Thực tế giá dầu vẫn ở mức hiện tại là do nền kinh tế của các nước lớn. Kinh tế Mỹ, EU đang suy thoái, trong khi tăng trưởng Trung Quốc sụt giảm cũng ảnh hưởng đến lượng dầu tiêu thụ”.

Trên thị trường không thiếu dầu, giá cả dao động có xu hướng giảm nhẹ. Điều này kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh tế của các nước trong quý đầu năm 2024. Nếu nhu cầu về dầu tăng thì có lẽ giá dầu sẽ tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Nếu không, giá dầu sẽ vẫn ở mức cũ và tất cả chi phí vận chuyển ngày càng tăng liên quan đến các yếu tố địa chính trị và lệnh trừng phạt sẽ do các nhà cung cấp gánh chịu”, ông Gromov nhấn mạnh.

Ảnh hưởng của Trung Đông vẫn ở mức thấp

Nhà phân tích năng lượng Alexei Kokin cho rằng, các cuộc tấn công của Houthis ở Biển Đỏ sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển dầu qua kênh đào Suez, vốn đã tăng trưởng mạnh vào năm 2022 do hàng hóa từ Nga tới Ấn Độ.

Houthis không nên chạm vào tàu chở dầu. Theo phân tích do hãng tin Reuters thực hiện, Houthi thực tế không tấn công các tàu chở dầu. Các cuộc tấn công đã khiến chi phí vận chuyển hàng hóa và bảo hiểm tăng vọt, nhưng tác động đến thị trường dầu ít hơn dự kiến do các chủ hàng tiếp tục sử dụng tuyến đường thay thế”, ông Kokin cho biết.

Căng thẳng ở Trung Đông và xung đột Nga-Ukraine cho thấy đã có tác động đến nguồn cung dầu toàn cầu

Theo ông Gromov, kênh đào Panama khô cạn thực sự chỉ dẫn đến sự thay đổi trong tuyến đường vận chuyển dầu.

Câu chuyện tương tự với các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ. Giao thông vận tải đã được định hướng lại khắp châu Phi. Chi phí thuê tàu cao hơn, nhưng do nhu cầu dầu trên thị trường không cao nên tất cả các chi phí này đều do các chủ hàng gánh chịu, vì thị trường không muốn mua dầu với giá cao hơn”, ông Gromov chỉ ra.

Saudi Arabia đã giảm giá dầu

Một bằng chứng gián tiếp khác cho thấy chúng ta hiện có thị trường của người mua chứ không phải của người bán là việc Saudi Arabia giảm giá cho tất cả người mua”, ông Gromov nói.

Theo đó, tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia đã giảm giá bán dầu thô trong tháng 2 xuống 2 USD/thùng cho tất cả các khu vực - châu Á, Tây Bắc Âu và Địa Trung Hải, cũng như cho Mỹ.

Đối với người tiêu dùng châu Á, mức chênh lệch giữa dầu Arab Light so với tiêu chuẩn khu vực là Oman/Dubai đã giảm 2 USD xuống còn 1,5 USD/thùng, đây là mức thấp nhất trong 27 tháng. Đối với Tây Bắc Âu, mức chênh lệch dầu Arab Light đã giảm xuống 0,9 USD/thùng so với mức chuẩn dầu Brent. Đối với Mỹ, mức chênh lệch tháng 2 đối với dầu Arab Light đã giảm xuống còn 5,15 USD/thùng so với chỉ số ASCI (Argus Sour Crude Index).

Tuy nhiên, theo Reuters những người tham gia thị trường không tin tưởng rằng việc cắt giảm nguồn cung sẽ đủ để ngăn chặn việc tăng trữ lượng dầu toàn cầu và khiến giá tăng.

Trong khi đó, ông Mitrakhovich tin rằng, nếu giá dầu tiếp tục giảm thì Saudi Arabia và các đối tác OPEC+ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý về các đợt cắt giảm mới trong 1 hoặc 2 tháng tới.

Để khiến các đối tác của OPEC+ trung thành hơn với đề xuất giảm sản lượng, Saudi Arabia đang giảm giá dầu của mình. Điều này nhằm chứng tỏ rằng nếu không thể đạt được thỏa thuận thì mọi người sẽ phải đối mặt với kịch bản về cuộc chiến giá cả theo phiên bản nào đó và Saudi Arabia đã sẵn sàng cho điều đó: nước này có thể giảm giá và tăng sản lượng”, ông Mitrakhovich nhấn mạnh.

Không thể loại trừ nguy cơ căng thẳng leo thang ở Trung Đông

EIA dự đoán giá trung bình của dầu Brent năm nay sẽ xấp xỉ mức giá trung bình vào năm 2023 là 82 USD/thùng. Trong khi các nhà phân tích kỳ vọng cung và cầu dầu toàn cầu sẽ “tương đối cân bằng”, nhưng xung đột có thể leo thang ở Trung Đông sẽ làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung. Do đó có thể dẫn đến giá cao hơn và biến động hơn.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới đưa ra kết luận tương tự trong báo cáo tháng 1. Tài liệu cho thấy, nếu xung đột ở Trung Đông không leo thang thì giá dầu trung bình vào năm 2024 sẽ giảm xuống còn 81 USD/thùng do hoạt động kinh tế trên thế giới và chủ yếu ở Trung Quốc chậm lại. Tuy nhiên, nếu xung đột leo thang ở Trung Đông có nguy cơ nghiêm trọng thì sự gián đoạn nguồn cung và giá dầu tăng. Các nhà phân tích tin rằng trong trường hợp này, giá dầu có thể tăng 30% trong quý đầu tiên của năm 2024 và trung bình 20% trong cả năm.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga ra cảnh báo trừng phạt, Ukraine chuẩn bị phản công

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga

Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine 27/11/2024: Giải pháp ngoại giao ở Ukraine vẫn còn rất xa; Tướng Ukraine nói về cuộc phản công mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel