Thứ bảy 19/04/2025 14:25

Vì sao cần đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy?

Chuyên gia cho rằng, cần phải đưa nội dung đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp vào các môn học khác nhau từ ngay cấp độ học nhỏ tuổi.

Sở hữu trí tuệ khẳng định vai trò quan trọng

Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về tạo lập văn hóa sở hữu trí tuệ đã đặt ra trong Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, hướng tới đưa nội dung về sở hữu trí tuệ vào các chương trình giảng dạy cho học sinh các cấp học phổ thông ở Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục sở hữu trí tuệ dành cho học sinh phổ thông tại Việt Nam” sáng ngày 25/3.

Ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nhấn mạnh vai trò cốt lõi của việc làm chủ công nghệ trong thời kỳ đổi mới; lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên phạm vi toàn cầu, sở hữu trí tuệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Để phát triển một cách đồng bộ và bền vững hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia, vấn đề giáo dục sở hữu trí tuệ cho thế hệ trẻ, đặc biệt là từ cấp độ học sinh phổ thông, là một trong những việc làm cần thiết đã được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khẳng định và nhiều quốc gia triển khai hiệu quả, từng bước hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng qua đó góp phần tạo dựng một xã hội văn minh, tiên tiến.

Theo ông Lưu Hoàng Long, ở Việt Nam, thời gian qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng dưới nhiều hình thức. "Tuy nhiên, vấn đề giáo dục sở hữu trí tuệ cho học sinh phổ thông là một vấn đề mới, chưa được triển khai một cách bài bản và thường xuyên" - ông Long nói.

Vì vậy, Cục Sở hữu trí tuệ cũng như các cơ quan hữu quan rất cần có sự đồng hành của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong việc tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong toàn xã hội - góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng đã đặt ra trong Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Ông Trịnh Văn Sơn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành cũng cho rằng, trong bối cảnh thế giới cũng như tại Việt Nam, lĩnh vực khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển và dần trở thành động lực chính thúc đẩy nền kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh của quốc gia. Chúng tôi nhận thấy việc giáo dục cho thế hệ trẻ về sở hữu trí tuệ là rất cần thiết nhằm từng bước hình thành và phát triển văn hóa sở hữu trí tuệ.

Làm gì để sở hữu trí tuệ tạo ra lợi thế cạnh tranh?

Chia sẻ về cách thức khai thác sở hữu trí tuệ như một công cụ thiết yếu để biến sự sáng tạo thành những cơ hội kinh doanh thành công, bà Tedla Altaye - Trưởng bộ phận phụ trách đào tạo trực tuyến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khẳng định, cách đầu tiên chính là sử dụng sở hữu trí tuệ như một công cụ cho đổi mới sáng tạo.

Bà Tedla Altaye - Trưởng bộ phận phụ trách đào tạo trực tuyến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chia sẻ tại hội thảo

Đổi mới sáng tạo là xương sống của sự tiến bộ, và sở hữu trí tuệ là bạn đồng hành tốt nhất của đổi mới sáng tạo. Từ những sáng chế đột phá đến các mô hình kinh doanh mới, đổi mới sáng tạo giải quyết các vấn đề và cải thiện cuộc sống bằng cách biến những thách thức hiện tại thành những cơ hội cho ngày mai.

Bà Tedla Altaye phân tích, khi một doanh nhân tạo ra một thứ gì đó độc đáo, dù là một loại thuốc mới, một sáng chế, một ứng dụng, một thiết kế thời trang, một thương hiệu, hoặc một bản nhạc mới, sở hữu trí tuệ bảo đảm rằng kết quả đó được bảo hộ và nhà đổi mới sáng tạo có thể thu lợi tài chính từ nó. Nó cũng mang lại sự bảo đảm cho công chúng.

Ví dụ, bằng sáng chế bảo hộ cho các sáng chế, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Nhãn hiệu bảo hộ cho các thương hiệu, làm cho các sản phẩm dễ nhận diện và đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng ở cấp độ nhà sản xuất.

Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm nghệ thuật và văn học, đảm bảo rằng các nhà sáng tạo có thể thu lợi từ các tác phẩm của họ đồng thời để công chúng tin tưởng rằng đấy là một tác phẩm đến từ chính người sáng tạo ra nó.

"Nếu không có sự bảo hộ này, các doanh nghiệp sẽ không sẵn sàng đầu tư vào những ý tưởng mới, những nhà sáng tạo trẻ tuổi, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc thu lợi từ các kết quả đổi mới sáng tạo của họ" - bà Tedla Altaye nói.

Cũng theo bà Tedla Altaye, sở hữu trí tuệ tạo ra một môi trường có sân chơi bình đẳng cho tất cả các chủ thể sáng tạo, dù là lớn hay nhỏ, bằng cách sử dụng sở hữu trí tuệ như cả một công cụ bảo hộ và một công cụ truyền đạt thông tin. Từ đó, những phần thưởng có được từ thành quả sáng tạo sẽ khuyến khích sự tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế và đầu tư, dẫn dắt tới những tiến bộ trong tương lai.

Quyền sở hữu trí tuệ liên quan chặt chẽ đến sự tiến bộ. Tuy nhiên, mặc dù được công nhận theo Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và các mục tiêu phát triển bền vững như một khía cạnh cơ bản của giáo dục, sở hữu trí tuệ chưa được đưa vào giáo dục chính thức ở nhiều quốc gia, dù là các nước phát triển hay đang phát triển.

Điều này đã hạn chế nhận thức của giới trẻ về sở hữu trí tuệ, nghĩa là họ thường chỉ tiếp xúc với sở hữu trí tuệ sau này trong cuộc sống, thường bị hiểu lầm như một thứ gì đó chỉ liên quan đến vấn đề bị sử dụng trái phép và xử lý xâm phạm.

"Nhưng sở hữu trí tuệ không chỉ đơn thuần như vậy, nó là công cụ cho hoạt động đổi mới sáng tạo, cho việc tiếp cận thị trường và cho đàm phán" - vị chuyên gia này khẳng định.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự sáng tạo đạt đỉnh trong độ tuổi từ 12 đến 20, khi giới trẻ nhận ra tài năng của mình và phát triển sở thích cho các lĩnh vực nhất định. Đồng thời, nhu cầu mua sắm của giới trẻ bắt đầu tăng lên và họ ngày càng ý thức hơn về các lựa chọn của mình.

Tuy nhiên, sau độ tuổi này, các cấu trúc giáo dục truyền thống thường kìm hãm sự sáng tạo bằng cách phân chia các môn học theo những cách thông thường, từ đó làm giới hạn khả năng đổi mới sáng tạo của giới trẻ giữa các môn học.

"Đó là lý do tại sao cần phải đưa nội dung đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp vào các môn học khác nhau từ ngay cấp độ học nhỏ tuổi. Bằng cách này, chúng ta trao quyền cho thế hệ các nhà đổi mới sáng tạo tương lai để dần phát triển một tư duy sáng tạo và học cách khai thác ý tưởng của họ vì những lợi ích kinh tế" - bà Tedla Altaye nêu.

Giáo dục về sở hữu trí tuệ là nền tảng cơ bản. Với kiến thức và công cụ được cung cấp phù hợp, đúng thời điểm, những doanh nhân trẻ tuổi có thể bảo vệ các thành quả đổi mới sáng tạo của mình, phát triển doanh nghiệp và định hình tương lai của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu.

Muốn thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như nâng cao hiệu quả thực thi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đó là lý do tại sao cần phải sớm đưa nội dung đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ vào các môn học để giáo dục cho học sinh.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những hiện vật kể chuyện về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sương mù vào sáng sớm

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2025: Mưa nhỏ, gió hoạt động yếu

Chuẩn bị khởi công các công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ Y tế sẽ xử lý bác sĩ vi phạm quảng cáo

Hà Nội thông tin về 600 sản phẩm sữa nghi giả

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Tận hưởng trải nghiệm thẩm mỹ công nghệ cao tại The Pyo giữa lòng thành phố

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Thanh Hóa kỳ vọng những kết quả ấn tượng từ "Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện 2025"

Đà Nẵng quyết tâm lan tỏa văn hóa tiết kiệm điện

Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà cao tầng ở Thái Hà, cột khói ngùn ngụt

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?