Thứ sáu 15/11/2024 18:15

Vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam sẽ phóng lên quỹ đạo vào đầu năm 2025

Vệ tinh quan sát trái đất bằng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn thành và được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2024, đầu năm 2025.

Mới đây, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) cho biết, dự án phát triển vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam (LOTUSat-1) được triển khai từ năm 2021. Trong những năm qua, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã bám sát tiến độ thực hiện dự án. Dự kiến, từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo.

Để chuẩn bị cho việc khai thác vệ tinh sau khi phóng lên quỹ đạo, dự kiến tháng 9/2024, toàn bộ hệ thống mặt đất phục vụ cho vận hành vệ tinh sẽ được hoàn thiện tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam ở Hòa Lạc (Hà Nội) để sẵn sàng đón nhận tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh.

Hình ảnh mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1. Ảnh: NEC

Vệ tinh LOTUSat-1, có khối lượng khoảng 570 kg, là vệ tinh sử dụng công nghệ radar có khả năng chụp ảnh Trái Đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Vệ tinh dự kiến sẽ hoạt động trên Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời (Sun Synchronous Orbit - SSO) ở độ cao xấp xỉ 500 km, có thể phát hiện các vật thể với kích thước từ 1m trên mặt đất.

Ngoài ra, LOTUSat-1 có thể cung cấp ảnh vệ tinh theo 3 chế độ chụp, gồm: Chế độ điểm với độ phân giải không gian 1m (tốt nhất); Chế độ dải với độ phân giải không gian 2m; Chế độ chụp quét với độ phân giải không gian 16 m.

Theo TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc VNSC, một đặc điểm đáng chú ý của vệ tinh LOTUSat-1 là có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, nên rất phù hợp với quốc gia có điều kiện khí tượng nhiều mây và sương mù như Việt Nam.

VNSC kỳ vọng dữ liệu từ vệ tinh sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó để giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo VNSC, vệ tinh sẽ cung cấp tốc độ dữ liệu tối đa lên đến 832 Mbps. Dự kiến, thời gian hoạt động của vệ tinh là trên 5 năm.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống