Năm Thìn nói chuyện các vệ tinh “Rồng Việt Nam” bay vào vũ trụ

Bài 1: Vệ tinh "Rồng Việt Nam" và giấc mơ bay vào vũ trụ

Sau PicoDragon, Việt Nam tiếp tục phát triển, phóng thành công 2 vệ tinh nhỏ khác là MicroDragon và NanoDragon, từng bước hiện thực hóa giấc mơ bay vào vũ trụ.
Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ về việc thay thế vệ tinh VINASAT-1, VINASAT-2 Vệ tinh công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam sẽ phóng lên quỹ đạo vào đầu năm 2025

Các vệ tinh PicoDragon, MicroDragon hay NanoDragon - những chú Rồng nhỏ là các sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4/2/2021. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được các nhà khoa học trẻ của Trung tâm Vũ trụ thực hiện tại Việt Nam một cách chính xác và cẩn trọng.

Hiện thực hóa giấc mơ “bay vào vũ trụ”

Công nghệ vũ trụ được coi là biểu tượng sức mạnh công nghệ cao của mỗi quốc gia. Đây là một ngành công nghệ cao, được tích hợp từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhằm chế tạo, điều khiển và khai thác ứng dụng các phương tiện như vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất..., góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, cảnh báo sớm thảm họa thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, và quản lý lãnh thổ...

Với xu thế phát triển của khoa học hiện nay, công nghệ vũ trụ được xác định là một trong những công nghệ ưu tiên cần phát triển và Việt Nam cũng nằm trong xu thế này. Trên thực tế, những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu tăng tốc để có thể chạm được vào “địa hạt” của công nghệ vũ trụ - lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Bài 1: Vệ tinh
PicoDragon là vệ tinh đầu tiên do Việt Nam tự phát triển hoạt động thành công trong không gian

Đầu tháng 8 năm 2013, PicoDragon - chú Rồng nhỏ của Việt Nam có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, nặng 1kg đã được phóng thành công lên không gian. Sau 3 tháng lưu giữ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, PicoDragon đã được đưa vào quỹ đạo ngày 19/10/2013. Sau đó, trạm mặt đất tại Việt Nam và các nơi trên thế giới cũng đã ghi nhận thành công tín hiệu liên lạc. Đây có thể coi là cột mốc quan trọng trong việc đánh dấu PicoDragon trở thành vệ tinh do Việt Nam tự phát triển đầu tiên hoạt động thành công trong không gian. Vệ tinh PicoDragon là sản phẩm đầu tay của đội ngũ phát triển vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Sau vệ tinh PicoDragon, Việt Nam tiếp tục thực hiện dự án chế tạo vệ tinh MicroDragon với khối lượng 50 kg tại Nhật Bản. Tại đây, 36 kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được cử đến 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản tham gia khóa học thạc sỹ công nghệ vũ trụ, đồng thời tham gia thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh MicroDragon dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư Nhật Bản. Đúng 7h50 phút (giờ Việt Nam) ngày 18/1/2019, tên lửa đẩy Epsilon của Nhật Bản đã đưa vệ tinh MicroDragon của Việt Nam cùng 6 vệ tinh khác của Nhật bay lên vũ trụ từ Trung tâm vũ trụ Uchinoura. Khoảng 1 tiếng sau khi được phóng lên (8h55 phút), MicroDragon đã tách khỏi tên lửa đẩy và đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian. MicroDragon là vệ tinh được phát triển hoàn toàn bởi các kỹ sư Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ chụp ảnh vùng biển ven bờ của Việt Nam. Các ảnh vệ tinh thu được giúp các nhà khoa học phân tích chất lượng nước, phục vụ ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản...

Tiếp nối vệ tinh MicroDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã nghiên cứu phát triển vệ tinh lớp nano dạng cubesat 3U có tên NanoDragon nặng khoảng 4 kg. Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Vệ tinh có hai nhiệm vụ chính đó là sử dụng một thiết bị chụp ảnh quang học để phục vụ quá trình xác thực chất lượng bộ điều khiển tư thế vệ tinh khi hoạt động trên quỹ đạo và tích hợp một bộ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Ngày 9/11/2021, vệ tinh NanoDragon đã được phóng thành công lên quỹ đạo bởi tên lửa Epsilon 5 từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản.

Con đường đến vinh quang

Là một trong số những người đầu tiên tham gia vào dự án chế tạo vệ tinh PicoDragon, TS Lê Xuân Huy - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: Khi bắt tay vào nhiệm vụ này năm 2007, thành viên của nhóm là những cán bộ, kỹ sư đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: Điện - điện tử, Cơ khí… Thời điểm đó làm nhiều về robot nên khi tham gia vào lĩnh vực thiết kế, chế tạo vệ tinh, chúng tôi rất lo lắng vì đây là lĩnh vực mới ở Việt Nam, cùng với đó, tài liệu về công nghệ vệ tinh rất hạn chế nhất là trong điều kiện chúng ta đang bị cấm vận về công nghệ cao. Tuy nhiên, chúng tôi rất hào hứng khi được làm nhiệm vụ này bởi đây là lĩnh vực hàng đầu không chỉ ở Việt Nam và trên thế giới.

Bài 1: Vệ tinh
Nhóm kỹ sư tham gia nghiên cứu, thiết kế chế tạo vệ tinh mang tên "chú Rồng nhỏ- Pico Dragon" của Việt Nam cùng ban lãnh đạo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Ảnh: VNSC)

Khi được hỏi lý do đặt tên của 3 vệ tinh đều là Dragon - Rồng, TS Lê Xuân Huy cười cho biết: "Biểu tượng con Rồng gắn liền với văn hóa của Việt Nam, đây được coi là “linh vật” biểu tượng cho sức mạnh và sự may mắn, chúng tôi muốn đưa tinh thần đó vào trong vệ tinh. Vệ tinh đầu tiên chúng tôi sử dụng chữ Pico cũng với suy nghĩ nhỏ bé thôi nhưng nó chắt lọc sự tinh túy của hoạt động nghiên cứu, công sức và tâm huyết của các cán bộ, kỹ sư đặt vào trong sản phẩm đầu tiên đó”.

Theo TS Huy, quy trình phát triển vệ tinh có nhiều bước, nhưng đầu tiên chúng ta phải xác định nhiệm vụ vệ tinh đó lên quỹ đạo để làm gì? Sau khi xác định thì chúng ta mới hình thành nên cấu hình, các thiết kế sơ bộ của vệ tinh và chi tiết hóa các thiết kế đó.

“Khi vệ tinh được phóng lên, thoát khỏi mặt đất, hầu như không thể có bất kỳ tác động vật lý nào tới vệ tinh. Toàn bộ quá trình hoạt động của vệ tinh trong vòng 5 năm, hay 10 đến 20 năm sẽ không có hoạt động bảo hành, bảo trì, hay bảo dưỡng. Đây là những điểm làm nên điều kiện hoạt động khắc nghiệt của vệ tinh, đội ngũ thiết kế, chế tạo phải gạn lọc các linh kiện, thiết bị phù hợp thiết kế, nhằm thỏa mãn được các yêu cầu hoạt động này”- TS Huy nhấn mạnh.

Cũng là một trong những thành viên tham gia nhóm thiết kế, chế tạo từ những ngày đầu của dự án, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thảo cho hay: Trong điều kiện khó khăn về tài liệu, kinh nghiệm hầu như không có gì, không còn cách nào khác chúng tôi phải tự mày mò nghiên cứu … Là thành viên chính chế tạo MicroDragon, khi chế tạo vệ tinh ở Nhật Bản, ngoài chỉ dẫn của các Giáo sư, còn lại toàn nhóm sẽ phải tự tìm hiểu, nghiên cứu, tự tìm lỗi sai và đưa ra giải pháp để khắc phục.

Bài 1: Vệ tinh
Các kỹ sư, nhà khoa học trẻ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cùng các giáo sư hướng dẫn người Nhật Bản vui mừng sau khi thu nhận được những tín hiệu đầu tiên của vệ tinh MicroDragon

TS Lê Xuân Huy chia sẻ, có nhiều khó khăn đặc biệt là cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vệ tinh, bởi cần phải có các máy móc giả lập trong môi trường quỹ đạo để có thể thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Trong khi nhóm thực hiện dự án kinh nghiệm chưa có, kiến thức mới “chập chững” học việc, hạ tầng thiếu thốn, phải thử nghiệm không chỉ một lần mà phải nhiều lần để đảm bảo tính ổn định của vệ tinh.

Quá trình thực hiện chúng tôi cũng phải thay đổi thiết kế nhiều lần cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, do nhiều chi tiết, linh kiện đặt mua thuộc lĩnh vực công nghệ cao, gặp khó khăn trong chính sách xuất khẩu của các nước”- TS Huy cho hay.

Năm 2017, Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phải tạm dừng để Chính phủ rà soát, đánh giá hiệu quả, đây là giai đoạn khó khăn của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nói chung và các thành viên của nhóm tham gia dự án nói riêng khi phải mất 2 năm để giải trình với các cơ quan liên quan, một số cán bộ, nhân lực được tuyển dụng vào Trung tâm để làm vệ tinh trong giai đoạn này đã chuyển đổi sang công việc khác để có thu nhập, đảm bảo đời sống.

Chúng tôi đã phải động viên nhau rất nhiều để cùng cố gắng vượt qua khó khăn, chia nhỏ mục tiêu của từng giai đoạn để thực hiện”- TS Huy chia sẻ.

Bài 1: Vệ tinh
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách các nhà khoa học trẻ đã tiếp tục hoàn thành Vệ tinh NanoDragon (Ảnh: VNSC)

Câu tục ngữ “Lửa thử vàng - Gian nan thử sức” quả đúng với các thành viên của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, những gian nan đó khi vượt qua đã mang lại những “trái ngọt” cả sự “vinh quang” cho các thành viên trong nhóm nói riêng, Viện Hàn lâm và Việt Nam nói chung.

Trở lại thời điểm năm 2013 khi phóng vệ tinh PicoDragon, đã mang lại cơ hội cho các kỹ sư trẻ, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thảo chia sẻ, trước khi có vệ tinh PicoDragon tất cả các thành viên trong nhóm chưa có kinh nghiệm làm vệ tinh, sau đó cả đội đã vượt qua được, đã chế tạo thành công vệ tinh nhỏ và hiểu quy trình chế tạo vệ tinh qua các bước như thế nào. Đây là nền tảng, cơ sở để chúng tôi có thể đi ra quốc tế trình bày chia sẻ kinh nghiệm để học hỏi các chuyên gia trên thế giới đã làm những vệ tinh to, phức tạp hơn, cũng như tự tin có thể nhận làm các vệ tinh lớn hơn mà Chính phủ giao.

Những chú Rồng nhỏ được nghiên cứu và phát triển bởi chính các kỹ sư trẻ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, mang trong mình khát vọng hiện thực hóa “Giấc mơ bay”, khẳng định chủ quyền quốc gia trên không gian vũ trụ.

Bài 2: Bảo vệ quyền lợi quốc gia trên không gian vũ trụ

Thu Hường - Sơn Ninh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khoa học công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cần cảnh giác trước hình thức lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản

Cần cảnh giác trước hình thức lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản

Người dân cần nâng cao nhận thức về an toàn không gian mạng, tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thủ đoạn lừa đảo sử dụng AI để tránh bị sập bẫy chiếm đoạt tài sản.
TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok trước làn sóng “bị cấm”

TikTok được phát triển bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, ByteDance, ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2016 với tên gọi là “Douyin”.
Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 26/4, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Hội nghị tập huấn “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
3 lý do để lạc quan vào ngành xe điện trong tương lai

3 lý do để lạc quan vào ngành xe điện trong tương lai

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp xe điện đã có vài tháng đầu năm “khủng khiếp”, nhưng nhu cầu có thể sẽ tăng trong thời gian tới.
Đề xuất giải pháp công nghệ số thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam - Lào

Đề xuất giải pháp công nghệ số thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam - Lào

Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển Công nghệ FSI đã vinh dự đón tiếp Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith dẫn đoàn đại biểu tới thăm.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT.
Người Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Người Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Ông Hoàng Đức Thảo vừa được Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu trao tặng Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu”.
Trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Tối 23/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.
Vì sao chiếc đồng hồ tiền tỷ của Vertu có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam?

Vì sao chiếc đồng hồ tiền tỷ của Vertu có nhiều tiềm năng tại thị trường Việt Nam?

Lượng đặt hàng trong quý I/2024 của Vertu Việt Nam chính hãng cho thấy đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Đáng chú ý, đối tượng khách hàng lại có xu hướng trẻ hóa.
Xe điện Tesla bất ngờ "giảm giá sốc" tại nhiều thị trường lớn

Xe điện Tesla bất ngờ "giảm giá sốc" tại nhiều thị trường lớn

Để cạnh tranh với các dòng xe điện giá rẻ, hãng Tesla đã đưa ra thông báo sẽ hạ giá xe điện tại nhiều thị trường lớn như Trung Quốc và Đức.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Động lực chính tạo bứt phá về năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã và đang đóng góp thiết thực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội nói chung và ngành Công Thương nói riêng.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu cuộc gọi lừa đảo

Quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu cuộc gọi lừa đảo

Các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo.
Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

VinFast mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi cho khách hàng châu Âu

Ngày 19/4, VinFast Auto ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Mobivia, nhằm mở rộng mạng lưới dịch vụ hậu mãi toàn diện cho khách hàng VinFast tại Pháp và Đức.
Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Phát động Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

Ngày 19/4/2024, Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA) tiếp tục khởi động mùa thứ 2 với những điểm mới trong thể lệ dự thi.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện

Tại Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện.
Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Giải pháp nào bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp bộ/ngành liên quan tập huấn, phổ biến kiến thức, trang bị một số kỹ năng nhận biết vật cấm gửi qua đường bưu chính.
Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Ngày 19/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Hỗ trợ chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa làm việc với Sở Công Thương tỉnh Bến Tre về việc chuyển giao Trung tâm dừa Đồng Gò về tỉnh Bến Tre quản lý.
CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam: Đi dạo bên hồ Hoàn Kiếm, uống cà phê trứng

Ngày 15/4, CEO Apple Tim Cook đã đến Hà Nội trong chuyến thăm kéo dài dự kiến 2 ngày.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Bệ phóng hiệu quả cho các giải pháp công nghệ thông tin xuất sắc của người Việt

Ngày 13/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2024.
Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Xe điện phương Tây cần làm gì để tiếp tục cạnh tranh?

Theo chuyên gia, chính phủ các nước phương Tây cần làm việc với các nhà sản xuất ô tô để giảm bớt những trở ngại cho ngành xe điện trong tương lai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động