Thứ sáu 08/11/2024 08:23
Đoàn công tác của Đảng ủy Báo Công Thương

Về nguồn đền Bến Dược, Khu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Nằm trong chương trình sinh hoạt chuyên đề học tập Chỉ thị 05 -CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Báo Công Thương đã tổ chức học tập kinh nghiệm tại Đảng bộ Công ty Điện lực miền Nam, đi thực tế tại Khu di tích lịch sử Củ Chi và Khu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh). 

Trong 2 ngày 17 và 18/8, đoàn công tác của Đảng bộ Báo Công Thương và đại diện Đảng bộ EVNSPC đã thăm và làm lễ dâng hương tưởng niệm tại đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc ở đền Bến Dược Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Tại đây, Đoàn được Ban quản lý khu di tích giới thiệu về lịch sử hình thành của khu di tích cách mạng này.

Sau khi thắp hương tưởng niệm, Đoàn tham quan, tìm hiểu, khám phá địa đạo - công trình độc đáo với hệ thống đường hầm nhiều tầng, nằm sâu trong lòng đất, với chiều dài 250km của quân, dân Củ Chi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trong suốt chiều dài của lịch sử hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, địa đạo này vừa là căn cứ địa của Khu ủy Quân khu, Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, của Huyện ủy Củ Chi. Thế trận đánh giặc dưới lòng đất nơi đây đã làm nên những kỳ tích lớn lao, tích cực góp phần vào công cuộc chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này làm bàn đạp để tấn công vào Sài Gòn, hang ổ của quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai.

Rời địa đạo Củ Chi, Đoàn ghé thăm Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Đây là vùng căn cứ địa của cách mạng miền Nam, đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt từ Trung ương Đảng đến Bộ Chỉ huy tiền phương miền Nam, gồm Chính phủ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, các bộ ngành Công an, Quân đội, Văn phòng Trung ương Cục… đến khắp các tỉnh thành Nam bộ.

Tại đây Đoàn đã nghe ông Cao Hoài Phong - đại diện Ban quản lý Các khu di tích lịch sử Cách mạng miền Nam - giới thiệu về khu căn cứ lịch sử quan trọng này. Theo đó, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là cơ quan cao nhất, có nhiệm vụ chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp phong trào cách mạng miền Nam ở Nam bộ; được thành lập vào tháng 3/1951. Khi mới thành lập, Trung ương Cục miền Nam đứng chân trên địa bàn Sử Đập Đá - Chắc Băng thuộc vùng U Minh Thượng - tỉnh Cà Mau (nay thuộc tỉnh Kiên Giang). Tháng 10/1954, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam để thành lập Xứ ủy Nam bộ. Ngày 23/11/1961, Trung ương Cục miền Nam tái lập, đóng tại Suối Nhum - Mã Đà, Chiến khu Đ (tỉnh Đồng Nai). Do bối cảnh, điều kiện đặc biệt thời kháng chiến, Cơ quan Trung ương Cục miền Nam đã phải di chuyển vị trí trú đóng trên 30 lần. Sau thời gian chiến đấu ở Chiến khu Đ, Trung ương Cục miền Nam được chuyển về khu B - Bắc Tây Ninh.

Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại tỉnh Tây Ninh có diện tích khoảng 70ha. Tại đây đã cụ thể hóa được nhiều chủ trương, quyết sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng miền Nam; từ đó cho ra đời nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định đường lối chiến lược của cách mạng và triển khai thành công trong phạm vi toàn chiến trường miền Nam. Sau ngày giải phóng, khu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã được đầu tư, phục dựng lại như nguyên bản, gồm 3 phân khu chức năng: Khu di tích, khu tưởng niệm, khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - du lịch.

Đoàn cũng đã tới thăm khu nhà cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh (Bí thư Trung ương Cục miền Nam) đã từng sống và làm việc.

Có thể nói, đợt sinh hoạt chuyên đề với nhiều hoạt động ý nghĩ và bổ ích không chỉ giúp các đảng viên của Báo Công Thương học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu mà còn là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, bổ sung kiến thức lịch sử, thắt chặt tình đoàn kết, từ đó tạo động lực để Báo Công Thương ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông.

Trước đó, ngày 16/8, Đảng bộ Báo Công Thương và Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã có buổi trao đổi thông tin về công tác Đảng, gắn với các hoạt động chuyên môn của hai đơn vị. Đồng thời chia sẻ cởi mở, thẳng thắn, học hỏi những kinh nghiệm hay về thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhóm phóng viên

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả