Vấn đề thủy điện nhỏ phải được nhìn nhận rõ ràng

Câu chuyện về thủy điện nhỏ cần phải rất rõ ràng, minh bạch và phải được nhìn nhận thực sự sòng phẳng.

Bên hành lang kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV ngày 24/10/2020, tại chương trình thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau về Luật Bảo vệ môi trường, khi trả lời các phóng viên về một số nội dung đang được thảo luận, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu vấn đề không phát triển thủy điện nhỏ bằng mọi giá.

Có thể chia sẻ với những điều liên quan đến thủy điện nhỏ mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói khi trả lời báo chí là bên hành lang kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, câu chuyện về thủy điện nhỏ cần phải rất rõ ràng, minh bạch và có thể là phải được nhìn nhận thực sự sòng phẳng. Dứt khoát là như thế.

Điểm đầu tiên cần khẳng định là thủy điện nhỏ vẫn sẽ tồn tại tới đây, đương nhiên là phải trong quy hoạch với những hình hài mới. Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/2/2020) của Bộ Chính trị khi nói về phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đó đối với thủy điện cần “phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thủy điện nhỏ và vừa, thủy điện tích năng”.

Thủy điện nhỏ vốn được xem là nguồn điện sạch và trong bối cảnh lưới điện quốc gia chưa kịp “phủ” thì trong một thời điểm, một không gian nhất định, thủy điện nhỏ đóng vai trò cung cấp điện như là nguồn bổ sung cần thiết. Điều này không khó để nhận thấy.

Nhưng giờ đây, thủy điện nhỏ cũng không còn được đón nhận mặn mà nữa khi một suất đầu tư lên đến 30 tỷ đồng trong khi cùng công suất của một dự án thủy điện nhỏ thì dự án điện mặt trời chỉ bằng một nửa.

Vấn đề thủy điện nhỏ phải được nhìn nhận rõ ràng
Phát triển thủy điện nhỏ cần tuân thủ đúng quy hoạch

Thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII (ngày 27/11/2013) về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện, đến nay, công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn cả nước đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng các yêu cầu đề ra theo Nghị quyết số 62 của Quốc hội.

Kết quả rà soát liên tục qua 8 năm liên tục (từ 2012 - 2019), Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh xem xét loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện. Hiện Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục thực hiện rà soát các dự án thủy điện đã có trong quy hoạch trên địa bàn do tỉnh quản lý, đánh giá trên mọi mặt như việc tuân thủ pháp luật, bảo đảm về môi trường, xã hội...

Đặc biệt từ ngày 1/1/2019 đến tháng 12/2019 Bộ Công Thương chưa xem xét để bổ sung quy hoạch các dự án thủy điện.

Liên quan đến các dự án thủy điện nhỏ, Bộ Công Thương cũng rà soát tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh để tổng hợp, thống kê danh mục các dự án thủy điện đủ tiêu chí để đề xuất bổ sung vào Quy hoạch điện VIII. Trong đó, nêu rõ giai đoạn dự kiến đầu tư xây dựng đối với dự án (giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2025-2030 và sau 2030) bảo đảm đồng bộ với tiến độ xây dựng hệ thống truyền tải điện trong khu vực.

Kể từ năm 2016 đến nay, sau khi có Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các chương trình Chính phủ, tất cả các dự án thủy điện nhỏ liên quan đến rừng tự nhiên đều không được bổ sung quy hoạch. Các diện tích chiếm đất trước đây từ 4-5ha/MW thì hiện chỉ còn bình quân 1-2ha/MW, các tỉnh, địa phương cũng đã có chuyển biến nhận thức về vấn đề này.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đánh giá, về cơ bản công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện ngày càng được thực hiện một cách đồng bộ, tuân thủ quy định của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực.

Tất cả những điều được nói trên đây để thấy rằng, trong vai trò chủ quản, Bộ Công Thương đã chấp hành hết sức nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Điều quan trọng rất đáng nêu ra ở đây là, Bộ Công Thương đã thể hiện mạnh mẽ và rõ ràng quan điểm không phát triển thủy điện nhỏ bằng mọi giá mà phải có tính toán, có quy hoạch, đúng như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định ngày 24/10/2020 tại buổi làm việc với các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm cứu nạn.

Cũng cần khẳng định thêm: Với việc ban hành Nghị quyết 62 của Quốc hội, Chỉ thị 13 của Ban Bí thư, sự quyết liệt trong thực hiện của các Bộ mà trực tiếp là Bộ Công Thương cùng các địa phương, câu chuyện về thủy điện nhỏ nói riêng và thủy điện nhỏ nói chung đã có được những bước giải quyết căn cơ từ góc độ quản lý. Thủy điện nhỏ không còn là “câu chuyện” của nền kinh tế, càng không nên coi là điều để có thể gắn với những suy đoán liên quan đến mưa lũ. Tức là nhận thức “không thể phát triển thủy điện nhỏ bằng mọi giá” là điều đã rõ ràng, đã được cơ quan quản lý rốt ráo thực hiện. Cũng không nhất thiết phải áp dụng hình thức “suy đoán vô tội” với thủy điện nhỏ trong các phân tích về mưa lũ, về môi trường.

Phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận xu thế suy thoái môi trường và ô nhiễm ở Việt Nam hiện là nghiêm trọng. Bởi vậy, nên mục đích của luật này phải tác động vào để “chất lượng môi trường phải đảo ngược tình huống hiện nay là ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ở mọi nơi, mọi lúc”.

Thực tế của phiên thảo luận cho thấy, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam với các thực tế như phòng ngừa các sự cố môi trường, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, xả nước thải vào công trình thủy lợi, phân cấp thẩm định các dự án đầu tư về tác động tới môi trường thuộc về bộ hay tỉnh cũng chưa có hướng giải quyết rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau. Hoặc còn thiếu hẳn các quy định như xử lý với các tấm pin mặt trời.

Một đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận trực tuyến về luật Bảo vệ môi trường ngày 24/10/2020 nói một ý rất thấm thía là bảo vệ môi trường rộng hơn vấn đề quản lý chất thải, chất ô nhiễm.

Bởi vậy, khi “gút” lại phần thảo luận, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trường hợp còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và chưa bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm một bước, trình Quốc hội tại kỳ họp sau.

Lộc - Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện nhỏ

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

Xem thêm