Thứ sáu 16/05/2025 22:20

Vải thiều Việt Nam nỗ lực “chinh phục” thị trường Hoa Kỳ

Tỉnh Bắc Giang chính thức khởi động vụ vải thiều năm 2022 bằng sự kiện "Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 2022", diễn ra vào sáng ngày 29/3.

Dự kiến vượt kế hoạch 160.000 tấn

Phát biểu tại Hội nghị "Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 2022", ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - cho biết, vụ vải năm 2022, tỉnh Bắc Giang tiếp tục quan tâm đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước, gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.

Hội nghị tổ chức tại điểm cầu chính UBND tỉnh Bắc Giang và trực tuyến tại 4 điểm cầu tại Đại sứ quán, cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ

Sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm 2022 dự kiến đạt trên 160.000 tấn. Trong đó, quả vải xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Úc, EU với diện tích 218ha, sản lượng đạt khoảng 1.600 tấn.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Bắc Giang cũng tiếp tục chỉ đạo, thực hiện sản xuất 30 mã số vùng trồng, diện tích 219,45ha, sản lượng 1.800 tấn để xuất sang thị trường Nhật Bản; duy trì 149 mã số vùng trồng và 300 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng khoảng 95.000 tấn.

Hiện nay, các trà vải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sinh trưởng, phát triển tốt. Trà vải sớm đang trong giai đoạn nở hoa, đậu quả, tỷ lệ ra hoa đạt trên 90%, trong đó ở huyện Lục Ngạn, Tân Yên đạt trên 90%, các huyện còn lại đạt 80 - 85%; thời gian thu hoạch dự kiến từ ngày 15/5. Vải thiều chính vụ của Bắc Giang cũng đã ra hoa, thời gian thu hoạch dự kiến từ ngày 10/6 - 30/7/2022.

Với thời tiết thuận lợi, các trà vải sinh trưởng, phát triển tốt như hiện nay, sản lượng quả vải toàn tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ vượt kế hoạch 160.000 tấn”, ông Phan Thế Tuấn khẳng định.

Được biết trong năm 2021, dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang đã tiêu thụ đạt 215.852 tấn, tăng trên 50.850 tấn so với năm 2020. Giá bán luôn được duy trì ổn định, bình quân cả vụ đạt 19.800 đồng/kg. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng.

Cần tuân thủ quy định chất lượng

Về thị trường tiêu thụ, ông Phan Thế Tuấn cho biết, Bắc Giang coi trọng cả thị trường trong và ngoài nước. Đối với thị trường Hoa Kỳ, tỉnh xác định đây là thị trường tiềm năng, có sức mua lớn.

Thực tế, quả vải đã vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 2014. Tuy nhiên, đến thời điểm này số lượng rất khiêm tốn. Do đây là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, với các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.

Bà Jolie Nguyen - đại diện nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ - chia sẻ: Năm 2021, Hoa Kỳ nhập 15,1 tỷ USD trái cây tươi; trong đó nhu cầu tiêu dùng trái cây nhiệt đới từ Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, thị trường này có tiêu chuẩn cao, yêu cầu doanh nghiệp phải làm ăn lâu dài, bài bản, đặt cam kết chất lượng lên hàng đầu. Việc xuất trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều quy định và đạo luật khác nhau như: Chương trình bảo vệ thực vật và kiểm dịch (PPQ); Đạo luật bảo vệ thực vật (PPA); Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA); Đạo luật bảo vệ chất lượng thực phẩm (FQPA)…

Trong khi đó, theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, hiện nay, tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chưa có trung tâm chiếu xạ được phía bạn Hoa Kỳ chấp thuận, vải thiều phải đưa vào TP. Hồ Chí Minh đóng gói, chiếu xạ nên phát sinh nhiều chi phí.

Ngoài ra, Bắc Giang cũng gặp khó do vận chuyển vải thiều bằng đường hàng không chi phí cao, trong khi vận chuyển bằng đường biển mất nhiều thời gian, gây áp lực cho công nghệ bảo quản quả vải.

Chi phí vận chuyển và thời gian luôn là bài toán đau đầu cho doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam, do tính cạnh tranh giảm so với các thị trường khác gần Mỹ cùng sản phẩm. Trong khi đó, việc nhập khẩu trái cây tươi vào Hoa Kỳ quy định phải được xử lý chiếu xạ, diệt nấm côn trùng, được thanh tra Sở kiểm dịch thực động vật Hoa Kỳ ký xác nhận đã chiếu xạ, được đệ trình tại thời điểm nhập cảng; có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ghi rõ “lô hàng được kiểm tra và tìm không thấy sâu vải phytoph-thora” và “lô hàng được sản xuất và chuẩn bị để xuất khẩu phù hợp với các yêu cầu trong kế hoạch hoạt động hai bên”, bà Jolie Nguyen nói.

Dù có nhiều vướng mắc song việc đưa vải thiều sang thị trường Hoa Kỳ hết sức ý nghĩa. Cộng đồng người Việt tại đây luôn mong muốn được ăn đặc sản quê nhà, đồng thời sẵn sàng ủng hộ”, ông Nguyễn Đình Phú - Hội Doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ - nhấn mạnh; đồng thời ông cũng chia sẻ: Để thực hiện cần sự chung sức, chung lòng của các bên, trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không nên tính toán, giảm giá cước, có giá đặc biệt cho vải thiều (hiện mỗi 1kg vải thiều xuất khẩu sang Hoa Kỳ chịu giá cước vận chuyển là 9 USD, chiếm 60% tổng chi phí).

Trong khuôn khổ hội nghị, các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đã ký Biên bản hợp tác xuất khẩu vải thiều sang thị trường Hoa Kỳ
Để tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, sau hội nghị này, tỉnh Bắc Giang dự kiến vào ngày 25/5/2022 sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2022 với các điểm cầu trong và ngoài nước (Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, UAE…). Trong tháng 5, 6/2022 cũng dự kiến sẽ tổ chức xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.
Thanh Tâm - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng xúc tiến tiêu thụ nông sản tại TP. Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn liền với phát triển du lịch

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Đồng Tháp: Sản phẩm OCOP Tân Hồng bứt tốc nhờ kinh tế số

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới