Vải thiều Lục Ngạn- Vẫn lo thị trường xuất khẩu

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, năm nay vải thiều được mùa, sản lượng toàn huyện Lục Ngạn đạt khoảng 90 ngàn tấn, cao hơn gần 20 ngàn tấn so với năm 2013. Nhưng trước những diễn biến phức tạp từ biển Đông khiến người trồng vải thiều lo lắng "đầu ra".

CôngThương - Vụ mua năm 2014, ước tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt 140.000 tấn. Dự kiến tiêu thụ nội địa khoảng 60% sản lượng, chủ yếu tại các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng… Thông thường, 40% sản lượng vải thiệu còn lại sẽ được xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc, Lào, Campuchia… dưới dạng quả tươi và sấy khô. Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống và quan trọng của vải thiều Bắc Giang, chiếm tới 95% tổng sản lượng xuất khẩu, giá bán khoảng 5 đến 10 nhân dân tệ (từ 20.000 đến 35.000 đồng/kg vải tươi).

Theo thông lệ hàng năm, khi vào chính vụ thương nhân Trung Quốc sẽ phối hợp với thương nhân Việt Nam thu mua vải có chất lượng với giá cao hơn so với thương nhân khác từ 30 đến 50%, nên khi đóng gói làm thủ tục rất nhanh và thuận lợi.

Từ đó cho thấy, thị trường xuất khẩu vải thiều của chúng ta còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Từ khi diễn biến phức tạp từ biển Đông nên người dân có tâm lý lo ngại cho "đầu ra" của vải thiều có nhiều tiềm ẩn rủi ro. Trong khi vụ thu hoạch vải thiều chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sản lượng thu hoạch lại lớn.

Vải thiều Lục Ngạn- một sản phẩm truyền thống đã được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng và đánh giá cao về chất lượng. Vì thế, các cơ quan nhà nước cần tạo điều kiện về thủ tục hành chính, thông quan cho việc XK nhanh, thuận lợi. Đặc biệt, sớm hoàn thiện và triển khai sớm đề án “Tổ chức dịch vụ giao nhận và hệ thống phân phối mặt hàng nông lâm thủy sản từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu và xuất khẩu sang Trung Quốc”. để sớm đẩy mạnh "đầu ra" cho sản phẩm.

Đứng trước những thách thức đó, ngoài việc tiêu thụ trong nước, để chuẩn bị cho mình thị trường XK ổn định, cùng với giữ được thương hiệu truyền thống, hiện nay huyện Lục Ngạn đã đăng ký bảo hộ sản phẩm tại 5 nước, là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia, Lào và Đài Loan. Dự báo, lượng vải thiều tiêu thụ tại các thị trường này có tiềm năng rất lớn.

Do đặc tính của vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn. Để khắc phục được nhược điểm nhằm kéo dài mùa vụ, tỉnh Bắc Giang đề nghị Trung ương quan tâm chuyển dịch cơ cấu phù hợp cho các loại vải thiều, như quy trình sản xuất, bảo quản giúp bà con kéo dài vụ thu hoạch. Đặc biệt, Bộ Công Thương cần hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong công tác thông tin, xúc tiến thương mại nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản nói chung và vải thiều nói riêng.

Kim Tuyến

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần: Lợi thế đặc biệt của Việt Nam là gì?

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần: Lợi thế đặc biệt của Việt Nam là gì?

"Rộng cửa" cho hàng Việt xúc tiến thương mại qua thương mại điện tử xuyên biên giới

"Rộng cửa" cho hàng Việt xúc tiến thương mại qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Vĩnh Phúc: Động lực cho sản phẩm công nghiệp nông thôn vươn tầm cao mới

Vĩnh Phúc: Động lực cho sản phẩm công nghiệp nông thôn vươn tầm cao mới

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

Xem thêm