Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù

Trước yêu cầu phát triển công nghiệp đất nước trong giai đoạn mới, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi Việt Nam cần có tư duy và cách tiếp cận mới trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới.

Thông tin được Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh - nhấn mạnh trong Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 10/4 tại TP. Hồ Chí Minh.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù
Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Nguồn nhân lực của ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu

Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện các mục tiêu này, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định 3 đột phá chiến lược và 12 định hướng lớn, trong đó một định hướng rất quan trọng là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tàng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triên ngành công nghiệp vật liệu, song phải thừa nhận một thực tế là ngành công nghiệp vật liệu của nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, nguyên vật liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng, dẫn đến phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu. Do đó, ảnh hưởng đến năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế, sức cạnh tranh của nhiều ngành vật liệu còn hạn chế cả về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, chất lượng và chi phí.Thực tiễn trên thế giới cho thấy không có quốc gia nào tiến hành công nghiệp hóa thành công và có nền công nghiệp phát triển mà không có ngành công nghiệp vật liệu phát triển, bởi đây là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò cung cấp đầu vào cho tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù
Các đại biểu tham dự hội thảo

Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong nguyên nhân chủ yếu là nguồn nhân lực của ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt, cơ chế chính sách cho phát triển nguồn lực nói chung và nguôn nhân lực trong ngành công nghiệp vật liệu nói riêng còn nhiều bất cập.

Trưởng Ban kinh tế trung ương nhấn mạnh, trước yêu cầu phát triển nghiệp đất nước trong giai đoạn mới, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ 4, đòi hỏi Việt Nam cần có tư duy và cách tiếp cận mới trong phát triên nguôn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù
Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, phát biểu

“Nhiệm vụ chiến lược của ngành khoa học và công nghệ (KH- CN) đối với phát triển ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới là: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vật liệu, phát triển nguồn nhân lực KH - CN ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu, chủ động phát triển các ngành kinh tế” - ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định.

Ưu tiên phát triển nhân lực công nghiệp vật liệu - cần cơ chế, chính sách đặc thù

Tham gia phần trao đổi, thảo luận có 12 chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu. Hội thảo cũng tập trung, phân tích, làm rõ về tình hình phát triển công nghiệp và ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam; thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu; nhận diện bối cảnh, xu thế và tư duy, cách tiếp cận mới trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045; kinh nghiệm của Nhật Bản về tăng cường phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu…

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trao đổi với chuyên gia nước ngoài về chính sách phát triển doanh nghiệp sản xuất vật liệu, ngành công nghiệp hỗ trợ bên lề hội thảo

Tất cả các tham luận và các đại biểu tại hội thảo đều thống nhất nhận định, công nghiệp vật liệu là một nền tảng của quan trọng để đảm chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tới đây. Đồng thời, xác định phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp vật liệu là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

Nhằm hiện thực hóa được điều này, các đại biểu cho rằng cần có những cơ chế, chính sách cụ thể mang tính đặc thù để tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vật liệu. Từ đó, đảm bảo được tính tự chủ trong sản xuất công nghiệp, đảm bảo được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, của sản phẩm và của các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp vật liệu.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù

Các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp thảo luận tại hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh bày tỏ, Ban tổ chức xin được tiếp thu và tổng hợp ý kiến đóng góp tại hội thảo của tất cả các vị đại biểu để tiếp tục nghiên cứu. Đặc biệt, trong một số quan điểm và những khía cạnh như: Phát triển nhân lực công nghiệp vật liệu phải được xem là khâu mấu chốt quyết định, cần được tiến hành từng bước và đầu tư đúng mức, duy trì thường xuyên và xây dựng phát triển đội ngũ những người làm nghiên cứu vật liệu; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trong các ngành công nghiệp vật liệu theo chiều sâu, coi đó là tiền đề phát triển nhân lực công nghiệp vật liệu trình độ cao….

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù
Ký kết hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về NCKH, đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu

Những đóng góp tâm huyết ngày hôm nay, rất có giá trị và rất thiết thực, giúp cho Ban Kinh tế Trung ương xây dựng Đề án về chủ trương, chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045, để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng. “Thời gian tới, tôi đề nghị Tổ biên tập Đề án tổng hợp, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên, gia nhà quản lý tại hội thảo ngày hôm nay. Đồng thời, đối với một số vấn đề cần tiếp tục tổng kết để hoàn thiện các nghiên cứu phục vụ cho chính sách và chủ trương…” - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Cuba sẽ tiếp tục mở ra hướng đi mới trong hợp tác kinh tế, thương mại

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Cuba sẽ tiếp tục mở ra hướng đi mới trong hợp tác kinh tế, thương mại

Chủ tịch nước Lương Cường tin tưởng Cuba sẽ tiếp tục giành được những kết quả tích cực hơn nữa trong quá trình “cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội”.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẵn sàng thức trắng, chờ đón duyệt binh

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẵn sàng thức trắng, chờ đón duyệt binh

Từ cụ già tóc bạc đến những em nhỏ lon ton trong vòng tay cha mẹ, tất cả đều chung tâm trạng hồi hộp, háo hức, tự hào, chào đón ánh bình minh 30/4.
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Chiều 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã trở thành xu thế tất yếu và là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Dòng người chen chân xếp hàng lên xe về quê nghỉ lễ 30/4

Dòng người chen chân xếp hàng lên xe về quê nghỉ lễ 30/4

Chiều 29/4, không khí tại các bến xe Hà Nội trở nên sôi động khi hàng nghìn người dân bắt đầu đổ về quê hoặc đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 8000 phạm nhân

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 8000 phạm nhân

Trong tổng số hơn 8.000 phạm nhân được hưởng đặc xá năm 2025, có 741 phạm nhân liên quan đến kinh tế.
Thủ tướng chủ trì họp rà soát chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng chủ trì họp rà soát chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng nêu rõ, đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt, không cầu toàn, không nóng vội.
Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chế độ đối với cán bộ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Báo chí nước ngoài nhận định gì về kinh tế Việt Nam?

Báo chí nước ngoài nhận định gì về kinh tế Việt Nam?

Tháng 4/2025, có 285 tin, bài của các hãng thông tấn, báo đài nước ngoài thông tin về tình hình kinh tế Việt Nam.
Người lao động ngành Công Thương tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Người lao động ngành Công Thương tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Sáng nay 29/4, tại Phú Thọ đã diễn ra Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Trong tháng 5, Bộ Nội vụ phải xử lý 63 đề án sắp xếp tỉnh, thành, hoàn thành đề án chung để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 9 sẽ là một kỳ họp đặc biệt, mang ý nghĩa rất lớn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 9 sẽ là một kỳ họp đặc biệt, mang ý nghĩa rất lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ 9 tới đây là một kỳ họp đặc biệt, đánh dấu một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong tổ chức bộ máy, thể chế.
Thủ tướng: Việt Nam cam kết

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 đảm bảo', '3 cùng' với doanh nghiệp Nhật Bản

Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam cam kết "3 bảo đảm" và "3 cùng" với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản.
Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội sẵn sàng làm việc ngoài giờ để tháo gỡ vướng mắc đối với các nội dung trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã thông tin về việc điều động các nhân sự thuộc cấp tỉnh sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Liên quan đến vụ thuốc chữa bệnh giả, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Y tế báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/5/2025.
Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng

Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng 'biên chế suốt đời'

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi các quy định về đánh giá công chức để có cơ chế sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”.
Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Chủ tịch nước Lương Cường, đề nghị Việt Nam - Nhật Bản hợp tác chặt chẽ trong triển khai các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trong khuôn khổ Sáng kiến AETI, Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á.
Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tại buổi họp báo của Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương đã giải thích lý do tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động sau sắp xếp.
Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9, khai mạc vào đầu tháng 5 tới đây.
Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, thành lập 45 đơn vị hành chính mới, tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội.
Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập.
Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung quy định về nhập quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bản ghi nhớ thúc đẩy các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng là 1 trong 4 văn kiện được trao trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng.
Mobile VerionPhiên bản di động