Nga ‘dội lửa’, đánh sập cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine Lầu Năm Góc: Ukraine vẫn không có đủ vũ khí để ''sánh ngang'' với Nga Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 2.400% trong 7 tháng |
“Các công ty khai thác khoáng sản và các nhà công nghiệp có lẽ đã phải chịu những tổn thất lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến sự. Khoảng 40% doanh nghiệp khai thác mỏ của Ukraine đã ngừng hoạt động”, hãng tin RBC-Ukraine dẫn lá thư của Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác mỏ Ukraine gửi Thủ tướng nước này Denis Shmygal.
Hiệp hội cảnh báo chính phủ rằng, việc tăng thuế đối với vận tải đường sắt chở hàng sẽ có những hậu quả cực kỳ tiêu cực đối với ngành khai thác mỏ và đối với khả năng phòng thủ của Ukraine. Về vấn đề này, các doanh nghiệp khai thác đề nghị Công ty đường sắt Ukrzheldoroga thay vì tăng thuế, hãy thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giảm và tối ưu hóa chi phí.
Ukraine mất vĩnh viễn 40% công suất ngành luyện kim. Ảnh: AP |
Chiến sự Nga - Ukraine chỉ xảy ra ở miền Đông đất nước, khoảng 1/3 lãnh thổ. Vùng Trung và phía Tây Ukraine, nơi tiếp giáp với nhiều quốc gia châu Âu vẫn giữ được nhịp độ sản xuất, kinh doanh, chứng kiến hơn 20.000 doanh nghiệp dịch chuyển về.
Khảo sát gần đây của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) cho thấy, khoảng 74% doanh nghiệp Ukraine thiếu lao động, do nhiều người ra nước ngoài hoặc nhập ngũ.
Năm 2024, dự báo kinh tế Ukraine tăng trưởng là 4,6%, ngành thép không còn là “át chủ bài”, thay vào đó là công nghiệp quốc phòng, xây dựng, chế biến, giao thông và bán lẻ tăng trưởng tốt. Năm 2023, kinh tế Ukraine tăng trưởng 5% sau khi giảm tới 28,8% trong năm trước đó.
Đến giữa năm 2023, nợ công Ukraine tăng lên 125 tỷ USD, chủ yếu nợ nước ngoài, các khoản vay song phương từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng, lương thực, thuốc men,…
Từ sau ngày 24/2/2022 đến nay, chính phủ Tổng thống Zelensky đã nhận được khoảng 200 tỷ USD viện trợ từ đồng minh, cũng như từ nhiều quốc gia trung lập. Tính đến nay, riêng Mỹ đã chi cho quốc gia Đông Âu 161 tỷ USD. Canada và 9 quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Hà Lan, Ba Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch,… đã “bơm” khoảng 80 tỷ Euro cho Kiev.
Tuy nhiên, đa phần lượng tiền mặt này không được chuyển thẳng đến Ukraine. Như phương pháp viện trợ của Mỹ, họ cấp tiền cho nhiều công ty sản xuất vũ khí, sau đó “sản phẩm” được gửi vào chiến trường Ukraine.