Thứ hai 23/12/2024 04:12

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu giải pháp

Tỷ lệ giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm chỉ đạt 29,39%, để giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nhiều giải pháp.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước 6 tháng đầu năm 2024 đạt 29,39%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 với 30,49%. Trong đó, bên cạnh tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách trung ương có sự cải thiện đạt 30,51%, cao hơn tỷ lệ 28,34% của năm 2023; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ngân sách địa phương đạt 28,77%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 với 32,76%.

6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước đạt 29,39%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 với 30,49% (Ảnh: Trọng Hiếu)

Số lượng bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân dưới trung bình cả nước còn cao, có 33 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương, trong đó có một số bộ, địa phương có số vốn kế hoạch năm 2024 chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân thấp.

Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương không duy trì được kết quả giải ngân tốt như cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng còn thấp. Theo thống kê, đến ngày 13/6/2023, tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông chỉ đạt 27,4%; dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý chỉ đạt 17,2%. Một số dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 lớn nhưng có tỷ lệ giải ngân thấp như: Dự án Vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh; Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh…

Tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước là 29,39%.

Về nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đạt thấp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: Khó khăn về nguồn thu ngân sách địa phương, kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2024 cao hơn khoảng 89 nghìn tỷ đồng so với năm 2023. Số vốn này chủ yếu từ nguồn thu sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết. Tuy nhiên, do tình hình thị trường bất động sản có nhiều biến động, kế hoạch tổ chức đấu giá, thu tiền sử dụng đất của các địa phương chưa thể thực hiện được, ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn chi cho đầu tư công của các địa phương.

Bên cạnh đó, ngoài công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khó khăn hay giá nguyên, nhiên vật liệu biến động do nguyên liệu đầu vào tăng cao… thì việc tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn trong thực thi công vụ gây ách tắc trong công tác tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công…

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để giải ngân đầu tư công đạt trên 95%

Từ những nguyên nhân trên, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị, Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: chủ động thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; lấy dự án 500 kV mạch 3 làm hình mẫu điển hình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện các dự án.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án, theo đó phân công cán bộ bám sát quá trình tổ chức lập, thẩm định hồ sơ dự án; kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng chất lượng hồ sơ trước khi trình cơ quan thẩm định; giảm thiểu việc chỉnh sửa hồ sơ do không đạt yêu cầu. Khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, phấn đấu khởi công tất cả các công trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương hằng năm.

Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án. Chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất, cần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án thông qua các giải pháp như: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là nút thắt quan trọng trong triển khai dự án; chỉ đạo Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong tổ chức công bố quy hoạch, cắm mốc phạm vi bồi thường, giải phóng mặt bằng; tính toán đầy đủ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phải di chuyển, để ưu tiên thực hiện trước.

Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên bằng việc tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất… phục vụ các dự án, đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là hành vi cấu kết giữa các chủ mỏ vật liệu để tạo khan hiếm giả, nâng giá. Cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng, phù hợp với diễn biến giá thị trường, bảo đảm theo quy định pháp luật về xây dựng.

Thực hiện các thủ tục thanh toán trong thời hạn 5 ngày làm việc, khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt quyết toán, giải ngân vốn đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng; kịp thời tháo gỡ có khó khăn, vướng mắc cho các Chủ đầu tư trong công tác quyết toán dự án theo thẩm quyền.

Tăng cường giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công: thay thế kịp thời những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trì trệ, thiếu trách nhiệm, cố tình gây khó khăn, cản trở tiến độ giải ngân vốn; kiên quyết xử lý các hành vi gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý đầu tư công. Cùng với đó, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại và cũng không quá thận trọng, sợ trách nhiệm; khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đảm bảo nguồn vốn ngân sách địa phương cho chi đầu tư phát triển: Thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước, bảo vệ nguồn thu, các giải pháp về đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương chi cho đầu tư công.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày