Thứ ba 22/04/2025 09:24

Từ luận án tiến sĩ về áp lực áo ngực nghĩ về thói quen mạt sát

Dư luận đang xôn xao về luận án tiến sĩ của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với đề tài nghiên cứu về áo ngực của phụ nữ.

Sự việc gây "chấn động" dư luận mấy hôm nay là luận án tiến sĩ về áo ngực của phụ nữ.

Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được dư luận quan tâm, đặt nhiều câu hỏi liên quan và tranh luận sôi nổi.

Luận án tiến sĩ ở Trường Đại học Bách Khoa về áo ngực. Ảnh: CMH

Tranh luận trước một đề tài nghiên cứu cấp tiến sĩ, lại liên quan đến bộ ngực của nữ sinh, cho nên có lắm chuyện để bàn. Đâu chỉ có luận án tiến sĩ, vú còn có tính sử học.

"Lịch sử vú", cuốn sách của nữ tác giả Marilyn Yalom (Mỹ), nữ dịch giả Nguyễn Thị Minh, Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam và nữ tiến sĩ văn chương Nguyễn Thị Tịnh Thy giới thiệu.

Sách được cho là một công trình hấp dẫn về vú phụ nữ, có 9 chương: "Vú linh thiêng", "Vú gợi dục", "Vú tâm lý", "Vú thương mại", "Vú y học", "Vú tự do" và "Vú trong khủng hoảng"...

Nữ sĩ Nguyễn Thị Tịnh Thy giới thiệu trên Tuổi Trẻ: "Vú là nguồn cảm hứng bất tận của hội họa. Với các họa sĩ thời Phục hưng, bầu vú mang lại "một cảm giác mới về vẻ đẹp nữ tính", bầu vú "là một phần của khuôn mặt". Vú có thể làm tan chảy những con người sắt đá nhất"

Nhưng cái hay còn ở chỗ, đó là góc nhìn thương mại của nó.

Và chính người giới thiệu sách đã chỉ ra rằng: "Vú có khả năng thương mại gần như vô tận. Chúng không chỉ sinh ra các sản phẩm liên quan, chẳng hạn như áo vú và kem dưỡng thể, mà khi được đặt bên cạnh xe hơi, đồ uống, nghệ thuật, truyền thông, giải trí và tất tần tật những gì khác, chúng cũng thúc đẩy doanh số bán những mặt hàng đó.

Vậy thì, một công trình nghiên cứu để cho ra một sản phẩm ứng dụng, sản xuất áo ngực phục vụ cho vú của phụ nữ là một việc bình thường và cần thiết. Ngành dệt may tất nhiên cần những công trình nghiên cứu đó để sản xuất ra áo ngực, bán ra thị trường đạt doanh số cao. Nó không chỉ là làm đẹp cho phụ nữ, mà còn bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn những căn bệnh có liên quan đến hai "tòa thiên nhiên" này.

Hãy cứ đưa ra những câu hỏi, đặt vấn đề và tranh luận, nhưng không nên nặng lời, mạt sát tác giả và các giáo sư hướng dẫn khi chúng ta chưa biết nhiều về một lĩnh vực quá sâu ngoài kiến văn và sở học của mình.

Đồng ý đã có nhiều đề tài tiến sĩ không có thực chất, chỉ nở ra từ những "lò ấp" phục vụ cho thói chuộng hư danh và thăng tiến của một số người không có thực tài, nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, không nên vội vàng phán xét.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo

20 trường quân đội dừng xét học bạ, bổ sung tổ hợp thi

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt

Trường Quốc tế Bắc Mỹ triển khai học bổng tài năng cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi

Bình Định: Mở lối tương lai bằng hướng nghiệp và đào tạo nghề

Trường Đại học Luật đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Phụ huynh nói gì về tổ chức học 2 buổi/ngày?

Sau sáp nhập, trường mầm non, tiểu học, THCS do xã quản lý

Nhà trường và doanh nghiệp chung tay nâng cao chất lượng nhân lực tiết kiệm năng lượng

Gieo tri thức tài chính - xây tương lai quốc gia

Bắt đầu cấp tài khoản đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Vi mạch - bán dẫn: Ngành 'hot', học phí cũng… 'nóng'!

Cơ hội học thử nhiều ngành mới tại VJU Open Campus 2025