Thứ tư 01/01/2025 21:39

Từ bài học "thẻ vàng" IUU, phải sớm có giải pháp thích ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương sớm có giải pháp thích ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu.

Sớm có giải pháp thích ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu

Chiều 1/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024...

Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Trao đổi về vấn đề nông nghiệp, đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông cho biết, qua thảo luận, nhiều đại biểu thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực nông nghiệp như cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sản xuất, giá cả thị trường... với những băn khoăn, lo lắng cho ngành nông nghiệp và người nông dân.

Tuy nhiên, đại biểu Mai nhận thấy còn một nội dung rất đáng lưu tâm, nếu không nói là cấp bách. Đó là gần đây quy định không gây mất rừng của Ủy ban châu Âu (EUDR) thông qua ngày 16/5/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024.

Theo quy định này thì cà phê, cao su, gỗ và một số sản phẩm từ gỗ là ngành hàng chủ lực của Việt Nam nói chung và của Tây Nguyên nói riêng, đặc biệt, hàng triệu nông dân, người lao động trong lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng.

Quy định này chỉ ra rất nhiều nội dung liên quan đến các loại đất rừng sản xuất... đặt ra cho chúng ta một khối lượng công việc rất lớn cùng với nguồn lực và thời gian để thực hiện.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chính quyền các địa phương sớm của giải pháp, biện pháp để thích ứng với quy định này.

Thẻ vàng khai thác thủy sản trên biển của EU đang hiện hữu là bài học đắt giá mà đến nay vẫn chưa gỡ được và đừng để lập lại đối với các loại nông sản, lâm sản từ rừng- đại biểu nhấn mạnh.

Tạo điều kiện cho người dân gắn bó với nông nghiệp

Nêu khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp, đại biểu Trần Thị Thanh Lam - đoàn Bến Tre nhận định, đây không phải là vấn đề mới nhưng chưa bao giờ là vấn đề cũ, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Khi tham gia tiếp xúc cử tri, chúng tôi luôn nhận được nhiều ý kiến phản ánh của người dân về tình hình đời sống còn quá khó khăn, chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp luôn ở mức cao ngất ngưởng, trong khi giá các sản phẩm của người dân làm ra luôn ở mức khiêm tốn.

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre phát biểu

Ngoài việc phụ thuộc vào thị trường còn ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh nên điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa không xa lạ với người dân.

Đại biểu nêu ví dụ nhỏ để thấy tình hình sản xuất của người dân như: Về giá dừa uống nước (còn gọi là dừa xiêm) hiện có giá khoảng 4.000 đồng/1 quả cho sản phẩm loại 1; loại 2, loại 3 có giá dao động từ 1.000 đến 2.500 đồng/1 quả. Giá thị trường có mức từ 15.000 - 30.000 đồng/1 quả.

Tương tự như quả dừa, con lợn, con gà, con tôm hay các sản phẩm khác cũng vậy. Phần giá chênh lệch đó rơi vào túi của tầng lớp trung gian, những người không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng được chia sẻ lợi nhuận từ 50 đến 70%, thậm chí 200% lợi nhuận.

Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều xã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc. Nhưng có 2 tiêu chí liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, đó là lao động và việc làm để cải thiện thu nhập, tiêu chí số 10, tiêu chí số 12 thì hầu như xã nào cũng gặp khó.

"Nhiều xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới cũng phải ì ạch mới vượt qua 2 chỉ tiêu này. Điều này cho thấy, đời sống của đại bộ phận nông dân hiện nay còn khó khăn" - đại biểu Trần Thị Thanh Lam nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu, từ nhiều năm qua, giá nông sản liên tục giảm; nhiều người chăn nuôi thua lỗ, thậm chí phá sản. Các chủng loại cây trồng, vật nuôi luôn thay đổi để lướt theo sóng giá của thị trường.

"Đó có phải là sự mất công bằng và bất hợp lý trong cơ chế thị trường. Nguyên nhân có phải do Nhà nước chưa có chính sách phù hợp để chia sẻ gánh nặng cho nông dân hay đã có chính sách mà chưa thực sự phát huy trong thực tiễn?" - đại biểu băn khoăn.

Đồng thời, có phải nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức; nông nghiệp chưa được hưởng thành quả từ công nghiệp hóa tương xứng; có phải ngành nông nghiệp còn mang thêm gánh nặng do công nghiệp hóa, đô thị hóa kém hiệu quả?

Ở các nước phát triển, lợi nhuận thu về từ công nghiệp và dịch vụ sẽ được ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp. Người nông dân làm ra hạt lúa, nuôi con gà, con heo nhưng thực chất trong giá thành sản phẩm họ chỉ bỏ ra một phần, còn lại do Nhà nước đầu tư.

Đầu tư ở đây không có nghĩa là rót tiền trực tiếp vào cho nông dân mà bằng những chính sách ưu đãi, như vay vốn lãi suất thấp, chính sách về thuế, đầu tư khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, có cơ chế thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, dự báo thông tin về thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đại biểu khẳng định, nông nghiệp được xác định là bệ đỡ cho phát triển công nghiệp hóa. Thế nhưng, nhìn vào thành quả của nông nghiệp, thấy bà con nông dân còn thua thiệt. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là hướng đi đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ.

Nỗ lực rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, trong đó cải thiện thu nhập và đời sống nông dân luôn là vấn đề mấu chốt, nhưng hiện nay còn nhiều bất cập.

Do đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cần xem xét, tiếp tục có những quyết sách hợp lý, tạo điều kiện cho người dân gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, nâng cao vị trí, vai trò của nông dân và nông nghiệp luôn là trụ cột vững chắc cho nền kinh tế dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức cùng đất nước tiến bước

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương