Thứ hai 23/12/2024 11:12

Từ 30/6, Nam Định dự kiến đưa vào khai thác tuyến đường bộ ven biển

Nam Định đã hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh từ ngày 30/6.

Theo báo cáo tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của Nam Định, từ ngày 30/6, tỉnh sẽ đưa dự án tuyến đường bộ ven biển vào khai thác sử dụng.

Đây là tuyến đường có chiều dài 65,58 km, tổng mức đầu tư gần 2.700 tỉ đồng. Tuyến đường đi qua 3 huyện của Nam Định gồm Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng với 24 xã, thị trấn, được khởi công ngày 18/9/2020.

Điểm đầu kết nối với dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình tại Km0+00 (đê hữu sông Hồng, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy), điểm cuối kết nối với dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh Ninh Bình tại Km65+580 (bờ tả sông Đáy, đê biển xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng).

Từ 30/6, Nam Định dự kiến đưa vào khai thác tuyến đường bộ ven biển.

Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định có quy mô đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/giờ, 2 làn xe cơ giới, mặt đường rộng 11 m.

Dự án khi hoàn thành, đưa vào khai thác được kỳ vọng sẽ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị của 3 huyện ven biển; kết nối giao thông với các tuyến quốc lộ: 37B, 21, 21B; kết nối tuyến đường trục phát triển của tỉnh và tỉnh lộ 490C, góp phần hoàn thiện mạng lưới đường bộ ven biển trong khu vực.

Tuyến đường bộ ven biển thuộc hành lang kinh tế ven biển (Nghĩa Hưng - Hải Hậu - Giao Thủy): Đi từ huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) - đô thị Đại Đồng - thị trấn Quất Lâm - thị trấn Cồn - thị trấn Thịnh Long - thị trấn Rạng Đông - đến huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình); là hành lang phát triển động lực chủ đạo. Ưu tiên phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong đó khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, luyện thép, khai khoáng, dịch vụ du lịch sinh thái biển, nuôi trồng thủy hải sản, dịch vụ cảng và logistics.

Bên cạnh hành lang kinh tế ven biển, trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Nam Định còn xây dựng 4 tuyến hành lang quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Trong đó, hành lang quốc lộ 10 (thành phố Nam Định - Cao Bồ): Đi từ huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) - thành phố Nam Định - thị trấn Gôi (Vụ Bản) - thị trấn Lâm (Ý Yên) - đến thành phố Ninh Bình, là hành lang động lực chủ đạo của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển các vùng nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển ngành dịch vụ - du lịch, các điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

Hành lang Cao tốc Bắc Nam nối dài (Hà Nội - Cao Bồ - Rạng Đông): Đi từ huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) - Cao Bồ (Ý Yên) - thị trấn Liễu Đề - thị trấn Quỹ Nhất - thị trấn Rạng Đông; là hành lang phát triển động lực chủ đạo của tỉnh. Tập trung nguồn lực phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, luyện thép, khai khoáng, dịch vụ du lịch sinh thái cảnh quan.

Hành lang quốc lộ 21 và tuyến đường từ thành phố Nam Định - Xuân Trường - Giao Thủy: Đi từ huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) - thành phố Nam Định - thị trấn Cổ Lễ - thị trấn Xuân Trường - thị trấn Quất Lâm; là hành lang phát triển động lực thứ cấp đến năm 2030 và chủ đạo đến năm 2050. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhằm thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, du lịch.

Hành lang tuyến cao tốc CT.08 (Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng): Đi từ huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) - thị trấn Cổ Lễ - thị trấn Liễu Đề - đến huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình); là hành lang phát triển động lực thứ cấp đến năm 2030 và chủ đạo đến năm 2050. Tập trung phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Nam Định

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ