Thứ tư 06/11/2024 01:24

Truy xuất nguồn gốc bằng QRCode: Minh bạch chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc quét mã QRCode không chỉ giúp người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi khi mua sắm, mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng trong công tác chống hàng giả.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong thời đại số hóa hiện nay, việc mua sắm không chỉ đơn giản là lựa chọn sản phẩm mình cần, mà còn là sự tìm hiểu và xác thực để đảm bảo mua đúng sản phẩm chính hãng. Với công nghệ ngày càng phát triển, quét mã QRCode trên sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các quyền lợi mua sắm của mình. Bởi hàng giả và hàng nhái là những rủi ro khách hàng thường gặp nhất khi mua sắm, đặc biệt là mua sắm trực tuyến.

Bằng cách kiểm tra mã QRCode, khách hàng có thể xác thực nguồn gốc và tính xác thực của sản phẩm. Điều này giúp khách hàng tránh được những sản phẩm kém chất lượng, vừa không đáp ứng được nhu cầu vừa bị “tiền mất tật mang”.

Mã QRcode không chỉ giúp người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi mua sắm, mà còn giúp cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong công tác chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường.

Truy xuất nguồn gốc bằng QRCode giúp minh bạch chất lượng sản phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Căn cứ Quyết định 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 với một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QRcode) để xác thực sản phẩm là hàng chính hãng, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị trên môi trường điện tử, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã xây dựng và đi vào vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử (truyxuat.gov.vn).

Bằng cách quét mã QRcode trên hệ thống này, khách hàng có thể biết được nguồn gốc của sản phẩm, thông số kỹ thuật và nhiều thông tin quan trọng khác. Hệ thống truyxuat.gov.vn vừa có chức năng xác thực hàng chính hãng, vừa có chức năng chống giả. Công nghệ QRCode động được quản lý chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chí về bảo mật, giới hạn số lần truy xuất, chống đoán trước.

"Mã QRcode không chỉ giúp người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi mua sắm, mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong công tác chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang diễn ra trên thị trường nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh, mua sắm thông minh, an toàn và minh bạch", đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số nhấn mạnh.

Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Người tiêu dùng có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin vào các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Tạo thói quen khi quét QRcode để tìm hiểu các thông tin, thông số của sản phẩm trong mỗi lần mua sắm cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng chú trọng, sâu sát hơn trong việc cung cấp thông tin minh bạch và chất lượng đến người tiêu dùng.

Nhằm kết nối tốt hơn giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng các công nghệ số, Trung tâm Tin học và Công nghệ số cũng đang nghiên cứu và áp dụng những giải pháp công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất vào việc vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử góp phần xây dựng một cộng đồng mua sắm an toàn và tin cậy, nơi mọi người có thể lựa chọn thông tin và sản phẩm một cách thông minh và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm từ đó gia tăng giá trị sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp.

Ngân Thương

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch