Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Hà Tĩnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị tỉnh Hà Tĩnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Chiến lược phát triển kinh tế biển: Động lực cho tăng trưởng của đất nước Thái Bình: Huyện Tiền Hải đề ra giải pháp cụ thể phát triển kinh tế biển Định hướng Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước

Chiều ngày 15/11, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Hà Tĩnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển
Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển

Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã báo cáo khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt gần 6%. 9 tháng đầu năm 2023 đạt 7,68%, dự báo năm 2023 đạt 8,5%. Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được công bố; thu hút đầu tư, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tích cực; công tác an sinh xã hội được quan tâm; giáo dục đào tạo đạt kết quả cao; hợp tác đối ngoại, nhất là với các tỉnh của nước bạn Lào ngày càng thắt chặt, hiệu quả; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường, đi vào chiều sâu; công tác cán bộ thường xuyên được chú trọng…

Phát huy lợi thế bờ biển dài 137km, với nhiều cửa biển, cảng nước sâu, có thềm lục địa rộng, ngư trường rộng, nên những nhiệm kỳ gần đây, Hà Tĩnh hết sức coi trọng phát triển kinh tế biển và ven biển theo định hướng của Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Cụ thể, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Hà Tĩnh đã quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và giải pháp của Nghị quyết. Tỉnh Hà Tĩnh đã đặt ra mục tiêu “Đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Hà Tĩnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển
Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh phát biểu tại buổi làm việc

Về thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết, Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả như: Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2018 - 2022, tương đương mức bình quân chung cả nước; Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt gần 44 triệu đồng, tăng gần 10 triệu đồng so với năm 2018 nhưng vẫn còn thấp so với bình quân chung cả nước; Tốc độ đổi mới công nghệ năm 2022 đạt 23%, tăng 2% so với năm 2020.

Sự cố môi trường biển trước đây đã được khắc phục, các hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với biển trở lại bình thường. Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường vùng ven biển đã được xây dựng và hoàn thiện. Thực hiện 3 đột phá chiến lược, Hà Tĩnh đã từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo sự chỉ đạo của Đảng, đồng bộ hóa các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững. Đa dạng hóa công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động trong các ngành nghề kinh tế biển; Ứng dụng khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; Tập trung đầu tư hạ tầng các tuyến giao thông chiến lược. Trong phát triển kinh tế biển, tỉnh chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển như du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản; phát triển công nghiệp ven biển.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội từ biển, Hà Tĩnh cũng chú trọng tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh thực thi pháp luật trên biển; chủ động, tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển.

Đảm bảo hài hòa giữa khai thác, sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường biển

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 36-NQ/TW nêu rõ, Nghị quyết số 36-NQ/TW có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước ta, một quốc gia có bờ biển dài hơn 3.200km; với hơn 3.000 đảo và quần đào lớn nhỏ, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược không chỉ là phát triển kinh tế mà còn mang ý nghĩa đăc biệt về quốc phòng an ninh.

Đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII, bước đầu chúng ta có thể khẳng định rằng, Nghị quyết số 36-NQ/TW đã tạo nên sự chuyển biến tích cực và rõ ràng, đạt được những kết quả quan trọng trong thực tiễn phát triển của đất nước ta thời gian qua. Du lịch biển đã có sự phát triển nhanh, khẳng định được vị thế, vai trò của du lịch biển trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tạo ra diện mạo mới cho hệ thống đô thị ven biển. Kinh tế hàng hải đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, năng lực vận tải ngày càng tăng, dần đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Ngành dầu khí, thuỷ sản giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện đã được đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa. Các khu kinh tế ven biển đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Hà Tĩnh cần khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 36-NQ/TW phát biểu tại buổi làm việc

Đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả tích cực mà tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của tỉnh nói chung cũng như trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW và những chủ trương, định hướng của Đảng trong phát triển bền vững kinh tế biển nói riêng. Tỉnh đã khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế chính sách phù hợp. Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển, kinh tế hàng hải. Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng đã có bước phát triển tốt. Nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản đã đạt được kết quả tích cực. Tập trung đầu tư phát triển Khu kinh tế Vũng Áng và các khu, cụm công nghiệp ven biển. Tỉnh cũng đã đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển; tích cực chủ động huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển.

Thời gian qua Hà Tĩnh cũng đã đạt được kết quả tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt những quan điểm, đường lối của Đảng trong các Nghị quyết, Chương trình với những nội dung được cụ thể hóa gắn với phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương. Đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao sự vào cuộc, triển khai quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW và các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong công tác phát triển bền vững kinh tế biển của Tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng chỉ ra, công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển còn thiếu đồng bộ, thiếu liên kết. Kinh tế biển chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Công nghiệp ven biển chưa thực sự tạo ra động lực tăng trưởng rõ rệt cho nền kinh tế; hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng và các khu, cụm công nghiệp ven biển chưa đồng bộ. Quy mô sản xuất ngành thủy sản còn nhỏ; Hoạt động du lịch biển còn mang tính thời vụ; Chất lượng nguồn nhân lực ngành biển còn thấp…

Để thực hiện tốt Nghị quyết số 36-NQ/TW trong thời gian tới, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như: Cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao và thống nhất nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về biển, đảo, về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế biển, nâng cao tỉ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP của tỉnh, phát triển theo hướng bền vững. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ven biển. Sớm hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch các khu kinh tế ven biển. Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm hài hòa giữa khai thác, sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; ngăn chặn triệt để ô nhiễm môi trường biển. Quan tâm đầu tư phát triển khoa học, công nghệ biển theo hướng tăng cường nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng nhân lực biển…

Đồng chí cũng đề nghị Đoàn công tác tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa các ý kiến tại buổi làm việc để phục vụ cho công tác sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, cơ chế, chính sách có hiệu lực, hiệu quả trong phát triển bền vững kinh tế biển trong bối cảnh mới.

Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã khảo sát, nắm tình hình thực tế về công tác phát triển kinh tế biển tại tỉnh Hà Tĩnh, thăm một số doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Lai Châu: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Lai Châu: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Đại tá Vũ Như Hà giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Đại tá Vũ Như Hà giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Đà Nẵng: Khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố

Đà Nẵng: Khớp nối hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai bao quanh thành phố

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Quảng Ninh: Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Quảng Ninh: Đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao

Thanh Hóa: Chấn chỉnh tình trạng xe điện bát nháo tại các khu du lịch

Thanh Hóa: Chấn chỉnh tình trạng xe điện bát nháo tại các khu du lịch

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Đà Nẵng: Công nhân được mua hàng 0 đồng, khám bệnh miễn phí

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Bạc Liêu: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhiều dự án chậm tiến độ

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Thừa Thiên Huế: Kỷ niệm 15 năm Lăng Cô được vinh danh vịnh đẹp thế giới

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Trực tiếp khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng năm 2024

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Xem thêm