Na Uy đồng hành cùng Việt Nam phát triển ngành hàng hải xanh

Na Uy có thế mạnh về thiết kế, xây dựng, vận hành, buôn bán tàu thuyền. Hợp tác với Na Uy sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững ngành hàng hải xanh...
Chùm ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đoàn Quốc hội Na Uy Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Na Uy Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam - Na Uy Tết Nguyên Đán qua góc nhìn của Đại sứ Na Uy

Vì sao Hà Nội được lựa chọn tổ chức Vietship 2025?

Ngày 5/3, Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về Công nghệ đóng tàu và Công trình ngoài khơi (Vietship 2025) đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội.

Triển lãm Vietship 2025 quy tụ gần 200 gian hàng của hơn 100 nhà trưng bày; trong đó, có 2 trường đại học; 50% là doanh nghiệp Việt Nam; 50% là doanh nghiệp nước ngoài đến từ Na Uy, Hà Lan, Trung Quốc, Phần Lan, Hàn Quốc, Singapore...

Việt Nam - Na Uy 'bắt tay' xây dựng ngành hàng hải xanh
Triển lãm Vietship 2025 quy tụ gần 200 gian hàng của hơn 100 nhà trưng bày; trong đó, có 50% là doanh nghiệp Việt Nam; 50% là doanh nghiệp nước ngoài đến từ Na Uy, Hà Lan...

Theo Ban tổ chức, Vietship 2025 là nơi hội tụ và trưng bày các công nghệ tiên tiến nhất trong các lĩnh vực đóng mới, sửa chữa tàu thủy, thiết bị hàng hải, xây lắp công trình biển và cung ứng kỹ thuật công trình ngoài khơi. Đồng thời là nơi tạo ra các cơ hội hợp tác, các giải pháp về đổi mới trong sự phát triển của ngành hàng hải và năng lượng ngoài khơi.

Không phải ngẫu nhiên triển lãm được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Nằm ở vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối với các cảng biển lớn như Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) qua các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Hà Nội không chỉ là trung tâm điều phối chính sách, đầu mối logistics quan trọng và trung tâm nghiên cứu công nghệ, mà còn là "mắt xích" không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa và vận tải biển của Việt Nam.

Cơ hội hợp tác phát triển hải trình xanh Việt Nam - Na Uy

Đáng chú ý, trong số các gian hàng trưng bày tại Vietship 2025, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam đã tổ chức Gian hàng giới thiệu các công ty hàng đầu của Na Uy cùng nhiều sáng kiến đổi mới và các giải pháp tiên tiến trong ngành hàng hải xanh.

Na Uy là quốc gia vận tải biển có bề dày lịch sử lâu đời và hiện đang dẫn đầu xu hướng xanh hóa ngành trong lĩnh vực hàng hải toàn cầu.

Cụm công nghiệp hàng hải của Na Uy được coi là một trong những cụm chuyên ngành toàn diện nhất thế giới bao gồm tất cả các chủ thể liên quan như hãng tàu, công ty môi giới, dịch vụ bảo hiểm và tài chính, tổ chức đánh giá phân loại, xưởng đóng tàu, các công ty sản xuất thiết bị tàu biển, giáo dục hàng hải, nghiên cứu và phát triển (R&D) hàng hải, hệ sinh thái nuôi biển toàn diện, các cơ quan quản lý hàng hải, tổ chức sử dụng lao động và các tổ chức phi chính phủ.

Không chỉ vậy, Na Uy còn nổi tiếng trên thế giới về trình độ chuyên môn cùng các giải pháp hàng hải bền vững, toàn hệ thống cụm hàng hải đang nỗ lực hết mình vì mục tiêu giảm phát thải carbon của ngành.

Việt Nam - Na Uy 'bắt tay' xây dựng ngành hàng hải xanh
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken cho biết, các doanh nghiệp Na Uy tham gia Vietship 2025 là những đại diện tiêu biểu cho cụm công nghiệp hàng hải của Na Uy

Chia sẻ với phóng viên, bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam - cho biết, các doanh nghiệp Na Uy tham gia Vietship 2025 là những đại diện tiêu biểu cho cụm công nghiệp hàng hải của Na Uy.

Các doanh nghiệp Na Uy sẽ giới thiệu các giải pháp tiên tiến về công nghệ hàng hải, đồng thời chia sẻ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội để mở rộng mạng lưới kinh doanh với các đối tác, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam vì mục tiêu phát triển xanh hóa và giảm phát thải khí các bon của ngành hàng hải ở Việt Nam và trên toàn cầu.

“Ngành vận tải biển hiện chiếm khoảng 3% lượng khí thải toàn cầu. Tháng 7/2023, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã có bước đi quan trọng khi thông qua một chiến lược trong đó đặt mục tiêu tham vọng là giảm về 0 mức phát thải khí nhà kính ròng của hoạt động vận tải biển quốc tế vào năm 2050.

Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác thương mại song phương, hàng hải cũng là lĩnh vực tiềm năng của doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Na Uy. Không những vậy, hai nước đều là thành viên của IMO và hàng hải xanh sẽ sớm mở ra các cơ hội mới để cộng đồng doanh nghiệp hai bên hợp tác với nhau, tạo việc làm mới cho nhiều người lao động” - Đại sứ Hilde Solbakken giới thiệu và thông tin.

Việt Nam - Na Uy 'bắt tay' xây dựng ngành hàng hải xanh
Bà Karin Greve-Isdahl - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam
Việt Nam - Na Uy 'bắt tay' xây dựng ngành hàng hải xanh
Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam - chia sẻ với phóng viên về những cơ hội tác trong lĩnh vực hàng hải giữa hai nước Việt Nam - Na Uy
Việt Nam - Na Uy 'bắt tay' xây dựng ngành hàng hải xanh
Việt Nam - Na Uy 'bắt tay' xây dựng ngành hàng hải xanh
Na Uy có các công ty chuyên thiết kế, xây dựng, vận hành và buôn bán tàu thuyền rất tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy hợp tác

Tương tự, bà Karin Greve-Isdahl - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam - cũng chia sẻ, tại Vietship 2025, các công ty Na Uy sẽ cùng nhau kể một câu chuyện về việc mình đã đóng góp như thế nào vào thành công của ngành hàng hải.

Đó là câu chuyện về sự phát huy kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn hàng hải, đặt ra những mục tiêu giảm phát thải tham vọng, dẫn đầu hoạt động đóng tàu, phát thải thấp và không phát thải trên toàn cầu, thúc đẩy hệ sinh thải hàng hải xanh toàn diện, và tham gia hợp tác quốc tế” - Tham tán Thương mại Karin Greve-Isdahl thông tin và cho biết, “xanh, thông minh, đổi mới” là những đặc điểm khắc họa những giải pháp hàng hải của Na Uy, giúp Na Uy trở thành quốc gia tiên phong trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ hàng hải xanh.

Ngành hàng hải Na Uy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của nước này kể từ Thời Viking, tức là khoảng 1.300 năm trước. Ngày nay, Na Uy thực sự là một trong những quốc gia hàng hải tiên tiến nhất trên thế giới.

Na Uy có các công ty chuyên thiết kế, xây dựng, vận hành và buôn bán tàu thuyền; các công ty sản xuất thiết bị, từ động cơ và hệ thống đẩy đến các chương trình phần mềm liên quan đến tàu thuyền...

Với những thế mạnh này, việc hợp tác với Na Uy sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng như các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2024, sản lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển ước đạt 864,4 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hàng container thông qua hệ thống cảng biển ước đạt 29,9 triệu Teus, tăng 21%.
Hoàng Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Ưu tiên thúc đẩy, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra. Nhiều giải pháp đã được chuyên gia hiến kế.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Ngày 12/4, Tổng thống Trump vừa ban hành quyết định miễn thuế đối ứng cho hàng loạt thiết bị điện tử, tín hiệu tích cực cho ngành công nghệ và người tiêu dùng.
KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động của KOL đang vượt khỏi khung pháp lý hiện hành, đặt ra loạt thách thức mới cho quản lý nhà nước.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Công nghệ số giúp truy xuất, bảo vệ hàng xuất khẩu

Trước nguy cơ bị siết chặt kiểm soát xuất xứ từ Hoa Kỳ, công nghệ truy xuất nguồn gốc như DeepQR hỗ trợ doanh nghiệp Việt bảo vệ hàng hóa và uy tín xuất khẩu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Mobile VerionPhiên bản di động