Trung tâm Điện lực Long An: Vẫn chưa chốt điện khí hay nhiệt điện than

Việc xây dựng Trung tâm Điện lực Long An là cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng đang gia tăng cao của Long An nói riêng và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung trong tương lai. Tuy nhiên, đến nay, việc lựa chọn điện khí hay nhiệt điện than vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Nhằm tiếp tục lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học và tiếng nói của địa phương, ngày 2/8, UBND tỉnh Long An đã phối hợp với Bộ Công thương tổ chức “Hội thảo Quy hoạch trung tâm điện lực Long An và công tác bảo vệ môi trường”.

trung tam dien luc long an van chua chot dien khi hay nhiet dien than
Quang cảnh hội nghị

Theo Quy hoạch, Trung tâm điện lực Long An sẽ được xây dựng tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước trên tổng diện tích hơn 360 hecta. Quy mô 2 nhà máy Long An 1 và 2 có tổng công suất khoảng 2.800MW, sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn – USC. Các dự án khi vận hành hàng năm sản xuất khoảng 17 tỷ kWh góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung, huyện Cần Đước nói riêng. Tuy nhiên, dự án này đang vấp phải nhiều ý kiến lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, phát triển TTĐL Long An là phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia và rất cần thiết. Để bảo đảm hiệu quả dự án và bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương bày tỏ quan điểm phải sử dụng công nghệ tiên tiến, có kiểm chứng, cạnh tranh bảo đảm môi trường theo quy định với công nghệ USC hoặc AUSC. “Nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, năng lực về tài chính, đầu tư, quản lý vận hành, đảm bảo tiến độ. Đồng thời tăng cường giám sát của cộng đồng”- đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo khẳng định.

Theo ông Nguyễn Hải Phú – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện số 2, dự kiến các nhà máy nhiệt điện Long An (nếu được chọn lựa) sẽ sử dụng nước sông Cần Giuộc để làm mát bình ngưng. Về xử lý nền bãi xỉ, kế hoạch gồm các lớp: lớp đất bảo vệ được đầm chặt dày từ 600 đến 1.000mm. Toàn bộ bề mặt bên trong bãi xỉ (bao gồm đê bao) được lót một lớp màng chống thấm và tuân thủ cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã duyệt, bảo đảm nước bên trong bãi xỉ không thấm ra môi trường xung quanh.

“Đối với các giải pháp tiêu thụ tro xỉ lâu dài, các chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng bao tiêu thụ toàn bộ tro bay của nhà máy để sản xuất vật liệu xây dựng. TTĐL Long An đã bố trí bến cảng để xuất tro bay. Tro bay được đưa ra silo tro gần bờ sông bằng đường ống khí nén lên các tàu chuyển tới nhà máy xi măng hoặc xuất ra nước ngoài” – ông Phú trình bày.

Về vấn đề nếu sử dụng điện khí cho dự án, ông Phú cho rằng, vị trí của TTĐL Long An không có khả năng xây dựng kho LNG do điều kiện luồng lạch và chi phí sử dụng điện khí là rất cao.

Tuy nhiên, dưới quan điểm của một nhà khoa học, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, xét về lợi ích chung, cần tăng tỷ trọng của nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo. Bởi vậy, nên sử dụng điện khí cho dự án này. Trong bối cảnh đó, cần xây dựng một số khu chứa LNG cần thiết cho Đồng bằng Sông Cửu Long

trung tam dien luc long an van chua chot dien khi hay nhiet dien than
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu

Cũng tại đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan ngại cũng như cảnh báo tác hại về môi trường và xã hội, đặc biệt là về sức khỏe và sinh kế của người dân khi xây dựng nhà máy nhiệt điện than tại Long An.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần, việc xây dựng Trung tâm điện lực Long An với 2 dự án đầu tư Nhà máy nhiệt điện với công suất lớn sẽ góp phần làm cho kinh tế - xã hội Long An phát triển mạnh hơn. “Nhưng bên cạnh đó nguy cơ ô nhiệm môi trường cũng rất cao. Thời gian qua lãnh đạo tỉnh rất trăn trở về vấn đề này”- ông Cần chia sẻ.

Do đó, trong thời gian qua tỉnh Long An, nhà tư vấn và Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, tổ chức tham quan thực tế ở nhiều địa phương và UBND tỉnh cũng có nhiều văn bản kiến nghị Bộ Công Thương, báo cáo trực tiếp Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”. Ông Cần đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục tạo điều kiện cho Long An phát triển điện lực để phục vụ phát triển kinh tế. Đồng thời mong muốn Bộ sẽ nghiên cứu nhiệt điện khí, vì đây là điều kiện tốt nhất cho Long An.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh, Bộ Công Thương tôn trọng quyết định của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An trong dự án này. Bộ Công Thương cũng thống nhất quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Theo Thứ trưởng, dự án này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho địa phương về công ăn việc làm, về năng lượng, thu ngân sách… góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Bởi vậy khi xem xét cần cân nhắc đến hiệu quả dự án cũng như bảo vệ môi trường.

Nguyễn Phượng - Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nhiệt điện than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động