Longform
15/04/2024 19:56
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

15/04/2024 19:56

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được biết đến là phát minh của nhà hóa học và vật lý Michael Faraday từ thế kỷ 19, có thành phần chủ yếu là CH4 – Methane (94,3%), không màu, không mùi, không độc hại, được làm lạnh tại nhiệt độ -162ºC để chuyển sang thể lỏng. Do đó chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí tự nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn (15 độ C, 1 atm) nên thuận tiện cho việc tồn chứa, vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa với sức chứa gấp 2,4 lần khí thiên nhiên nén CNG.

Có thể thấy LNG không phải một loại năng lượng tái tạo mới hay chưa được biết đến rộng rãi, thực tế cho thấy đã có nhiều quốc gia như Nga, Mỹ và Australia đã tiến hành xây dựng các nhà máy LNG và sử dụng nhiên liệu này cho các phương tiện giao thông vận tải như tàu biển, tàu hỏa hay xe vận tải nặng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bên cạnh các nguồn năng lượng truyền thống khác.

Tuy nhiên, chỉ khi sản lượng dầu khí dần suy giảm do đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu diễn ra phức tạp do căng thẳng địa chính trị giữa Nga – Ukraine, cùng với các biện pháp trừng phạt sau đó của phương Tây khiến cho những áp lực về nguồn năng lượng bùng phát, giá khí đốt tự nhiên tăng cao thì khái niệm LNG mới được tìm kiếm rộng rãi trở lại như một “giải pháp thần kỳ” cho các quốc gia trong bối cảnh này. Trong những năm gần đây, việc thúc đẩy sự phát triển của khí tự nhiên hóa lỏng đã trở nên dễ dàng hơn dựa vào những sự cải tiến trong kỹ thuật hóa lỏng và kỹ thuật đóng tàu tiên tiến. Hoạt động vận chuyển khí trên một quãng đường dài đã trở nên khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Trên thị trường quốc tế, có nhiều quốc gia, khu vực sản xuất và xuất khẩu khí LNG như Qatar, Australia, Mỹ, Nga và Malaysia. Những quốc gia này được biết đến là những nguồn cung cấp khí LNG lớn trên thế giới. Các công ty kinh doanh khí LNG thường thiết lập quan hệ hợp tác và ký kết hợp đồng với các nhà sản xuất khí LNG từ những quốc gia này để nhập khẩu và cung cấp khí LNG cho các thị trường nội địa.

Trong đó, Mỹ gần đây đã trở thành nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG lớn nhất thế giới, vượt qua hai nước xuất khẩu hàng đầu trước đó là Australia và Qatar. Theo dữ liệu từ công ty cung cấp dữ liệu thị trường LSEG, trong năm 2023, Mỹ xuất khẩu 88,9 triệu tấn LNG, tăng 14,7% so với 77,5 triệu tấn của năm 2022.

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Sản lượng xuất khẩu LNG của Mỹ tăng mạnh được cho biết là nhờ Cảng xuất khẩu Freeport LNG tại bang Texas hoạt động trở lại sau nhiều tháng phải đóng cửa vì vụ cháy nổ vào tháng 6/2022. Việc này giúp lượng xuất khẩu tăng thêm 6 triệu tấn. Ngoài ra, sản lượng cũng tăng thêm 3 triệu tấn từ dự án Calcasieu Pass của nhà xuất khẩu Venture Global LNG cũng góp phần đáng kể - theo Reuters.

Nhiều quốc gia khác cũng đã tăng tốc chuyển đổi sang khí đốt hóa lỏng như: Trung Quốc với khí đốt chiếm 10% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng, Nhật Bản với 21,3% và Hàn Quốc với 18% tổng mức tiêu thụ năng lượng.

Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên nhập khẩu LNG. Từ cuối những năm 1950, Gaz de France đã bắt tay vào thiết lập những đường dây vận chuyển bằng đường biển. Vào năm 1963, ba đơn vị hóa lỏng đã được đưa vào hoạt động gần Oran, giúp vận chuyển khí đốt đến Anh và Pháp (kho cảng Fos-sur-Mer).

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Nhận thức rõ việc phát triển năng lượng gắn liền với bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng, các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam không ngừng chú trọng trong việc lựa chọn và sử dụng những nguồn nhiên liệu sạch, bền vững, ít gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng LNG cho lĩnh vực sản xuất điện tại nước ta giúp đảm bảo sự đa dạng các nguồn nhiên liệu sơ cấp cho phát điện, giảm dần sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, nâng cao bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.

Kể từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã đưa việc nhập khẩu LNG vào quy hoạch năng lượng, công bố các dự án cho 5 trạm nhập khẩu LNG và hơn 10 nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu LNG. Tuy nhiên, những kế hoạch đã không thành hiện thực cho đến năm 2019, khi PV Gas - công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, khởi công xây dựng kho cảng LNG Thị Vải. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG.

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam
Hệ thống Kho LNG Thị Vải đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế, cũng như các yêu cầu về an toàn vận hành thông qua quá trình thẩm định chuyên sâu; được đánh giá cao bởi độ chi tiết, tính khả thi và chặt chẽ giữa các khâu hoạt động. Do đó, quá trình tiếp nhận chuyến tàu LNG đầu tiên về Việt Nam và công tác chạy thử đều hoàn thành sớm hơn so với dự kiến mà không để xảy ra bất kỳ rủi ro, sai sót kỹ thuật nào, đảm bảo các yếu tố an toàn, môi trường, chất lượng.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Giới chuyên gia nước ngoài cũng có những kỳ vọng lạc quan vào triển vọng bán thêm nhiều khí hóa lỏng LNG cho Việt Nam trong các dự báo gần đây. Ông Tony Regan, Trưởng bộ phận khí đốt châu Á - Thái Bình Dương tại công ty tư vấn năng lượng và lọc dầu NexantECA cho rằng Việt Nam là một điểm sáng cho thị trường LNG, phần lớn là nhờ Quy hoạch điện VIII. Theo Quy hoạch này, đến 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nội địa là 150.489 MW. Trong đó, công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW, chiếm 14,9%.

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Phát biểu tại Hội thảo Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp “Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính” ngày 30/01/2024, TS. Nguyễn Hữu Lương - Chuyên gia cao cấp, Viện Dầu khí Việt Nam cho biết: “Về nhu cầu thị trường khí Việt Nam, bao gồm cả khí tự nhiên nội địa và khí LNG nhập khẩu giai đoạn 2030 – 2050, cơ cấu nguồn cung khí tại Việt Nam từ nguồn mỏ trong nước sẽ chiếm từ 40% – 45%, nhu cầu khí nhập khẩu dao động từ 55% - 60%. Nhu cầu sử dụng LNG sẽ tập trung tại 4 lĩnh vực: Sản xuất điện; công nghiệp; sản xuất phân bón và hóa dầu”.

Việc phát triển điện khí LNG tại Việt Nam không chỉ giúp tăng hiệu quả trong sản xuất điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, giảm phát thải, bảo vệ môi trường mà còn nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, kế hoạch sản xuất điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng tại nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu LNG từ nước ngoài, cùng với đó là biến động về giá cả LNG trong những năm gần đây, khiến các dự án phát triển điện khí trong nước gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, các đơn vị chuyên trách vẫn đang không ngừng thực hiện tốt công tác chuẩn bị, hoàn thiện những cơ chế chính sách cho loại hình năng lượng này để tiếp tục đưa nguồn năng lượng mới ra thị trường, phục vụ cho đời sống và sản xuất, thúc đẩy ngành công nghiệp sử dụng LNG tại Việt Nam phát triển vì mục tiêu an ninh năng lượng cũng như chuyển đổi năng lượng của quốc gia.

THỰC HIỆN : LAN ANH

Lan Anh

Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 6,2 triệu lượt trong 4 tháng

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 6,2 triệu lượt trong 4 tháng

Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước.
Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Chuyên gia về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.