Chủ nhật 22/12/2024 10:29

Trung Quốc tham vọng đưa hàng tấn tài nguyên từ Mặt Trăng về Trái đất

Các nhà khoa học Trung Quốc đang đề xuất xây dựng một hệ thống phóng trên mặt trăng, nhằm giảm chi phí gửi tài nguyên từ Mặt Trăng về Trái đất.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang đề xuất xây dựng một hệ thống phóng trên Mặt Trăng, nhằm giảm chi phí gửi tài nguyên từ mặt Trăng về Trái Đất.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang đề xuất xây dựng một hệ thống phóng trên Mặt Trăng, nhằm giảm chi phí gửi tài nguyên từ Mặt Trăng về Trái đất - Ảnh: earth.com

Hệ thống này, phát triển bởi Viện Kỹ thuật Vệ tinh Thượng Hải, sử dụng phương tiện đệm từ hoạt động dựa trên nguyên tắc của một vận động viên ném búa, xoay tròn khoang phóng ở tốc độ cao trước khi phóng về Trái đất.

Nhờ môi trường chân không và lực hấp dẫn thấp trên Mặt Trăng, hệ thống có thể phóng khối hàng hai lần mỗi ngày, với chi phí chỉ bằng 10% so với các phương pháp hiện tại.

Nhóm nghiên cứu cho biết, hệ thống này có độ sẵn sàng kỹ thuật cao, tiêu thụ điện mà không cần nhiên liệu đẩy, giúp giảm kích thước và tăng tính linh hoạt. Dự án này không chỉ nhằm khai thác và vận chuyển heli-3 để giải quyết khủng hoảng năng lượng trên Trái Đất, mà còn thúc đẩy công nghệ khai thác tài nguyên vũ trụ, hệ thống phóng hạng nặng và trí tuệ nhân tạo.

Heli-3, một đồng vị nhẹ và ổn định của heli-4, là nhiên liệu sạch, an toàn và hiệu quả, có khả năng sản sinh năng lượng qua phản ứng nhiệt hạch kiểm soát. Chỉ 20 tấn heli-3 có thể đáp ứng nhu cầu điện của Trung Quốc trong một năm, trong khi Mặt Trăng ước tính chứa đến 1 triệu tấn heli-3, đủ để cung cấp năng lượng cho thế giới hơn 1.000 năm.

Hệ thống phóng được thiết kế với cánh tay xoay tròn dài 50 m và motor siêu dẫn nhiệt độ cao, giúp đạt tốc độ thoát khỏi Mặt Trăng chỉ sau 10 phút. Hệ thống này sẽ chạy bằng năng lượng Mặt Trời và hạt nhân, với khả năng thu hồi 70% năng lượng sau mỗi lần phóng. Để giảm thiểu điều chỉnh sau phóng, hệ thống được thiết kế với độ chính xác cao, chỉ chênh lệch 0,1 độ so với góc phóng lý tưởng.

Dự kiến hoạt động trong ít nhất 20 năm, hệ thống phóng nặng 80 tấn này cần chờ tên lửa đẩy siêu nặng của Trung Quốc trước khi có thể được đưa lên Mặt Trăng. Đây có thể là một phần của dự án hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong việc xây dựng trạm nghiên cứu ở cực Nam Mặt Trăng vào năm 2035.

Với chi phí xây dựng ước tính khoảng 18,2 tỷ USD, hệ thống này dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận gần 14 tỷ USD mỗi năm nếu khai thác được 3-5 tấn heli-3. Tuy nhiên, việc lắp đặt trên bề mặt gồ ghề của Mặt Trăng, đảm bảo cánh tay quay ổn định ở tốc độ cao, và chịu được điều kiện khắc nghiệt là những thách thức chính mà dự án phải đối mặt. Nhóm nghiên cứu dự kiến hoàn thành phát triển các bộ phận chủ chốt vào năm 2030, thử nghiệm trên Mặt Trăng và triển khai quy mô đầy đủ vào năm 2045.

Thỏa thuận liên chính phủ Nga-Trung về việc cùng thành lập Trạm Mặt Trăng Khoa học Quốc tế (ISLS) đã được ký kết vào ngày 25/11/2022. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một đạo luật phê chuẩn thỏa thuận vào ngày 12/6/2024 và có hiệu lực vào ngày 18/7.

Tài liệu được công bố vào ngày 25/7 chỉ ra rằng, trạm sẽ được tạo ra trong ba giai đoạn và sẽ nhận được các mô-đun cả trên bề mặt Mặt Trăng và trên quỹ đạo của nó. Trong giai đoạn thứ ba, trạm được lên kế hoạch không chỉ để nghiên cứu và phát triển Mặt Trăng, mà còn hỗ trợ các quốc gia khác hạ cánh trên Mặt Trăng.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: Mặt Trăng

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành