Thứ năm 02/01/2025 00:22

Trung Quốc đánh thuế chống bán phá giá đối với hóa chất từ Mỹ, Nhật Bản

Ngày 15/10, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ đánh thuế chống bán phá giá đối với nhập khẩu axit hydroiodic từ Mỹ và Nhật Bản. Theo đó, thuế quan sẽ có hiệu lực từ ngày 16/10, với mức thuế 123,4% đối với các nhà cung cấp của Mỹ và 41,1% đối với Nhật Bản; các mức thuế sẽ kéo dài trong 5 năm.

Trước đó, ngay từ đầu năm, Trung Quốc đã có kế hoạch tăng thuế chống bán phá giá đối với nhập khẩu hóa chất năm 2018. Trung Quốc đã đặt ra nhiều mức thuế chống bán phá giá (ADD) hơn đối với nhập khẩu hóa chất trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ nhưng không có sự thay đổi lớn trong tâm lý thị trường đối với các sản phẩm bị ảnh hưởng. Các nhà xuất nhập khẩu vẫn đang cân nhắc những tác động lâu dài của những mức thuế này.

Ảnh minh họa

Hồi tháng 4, Trung Quốc đã tiến hành tăng thuế đối với 106 sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ lên 25%, nhưng không đưa ra thời gian cụ thể thực hiện. Thông báo này của Bắc Kinh được đưa ra ngay sau khi Mỹ tuyên bố đánh thuế 25% đối với 1.300 sản phẩm công nghiệp từ Trung Quốc, bao gồm cả hóa chất và phương tiện cơ giới. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 4/4 đã tăng thuế chống bán phá giá đối với butyl glycol và butyl diglycol có nguồn gốc từ Mỹ. Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các mức thuế chống bán phá giá sơ bộ về styrene monomer (SM) của Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ kể từ ngày 13/2/2018 sau khi bắt đầu tiến hành thăm dò tháng 6 năm 2017. Giá styrene nhập khẩu cao hơn hàng nội địa Trung Quốc kể từ năm 2017, cùng với việc áp đặt thuế chống bán phá giá, ngành công nghiệp styrene trong nước của Trung Quốc có thể bị đẩy đến bờ vực của sự dư thừa.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 28/2 đã hoàn tất mức thuế chống bán phá giá 9,7% đối với nhập khẩu bisphenol A từ nhà sản xuất PTT Phenol của Thái Lan, và 31% đối với tất cả các nhà sản xuất Thái Lan khác có hiệu lực từ ngày 6/3. Giá tại chỗ của bisphenol A được tính trên cơ sở CFR (tiền hàng và cước phí) Trung Quốc tính ở mức 1.635 USD/ tấn vào ngày 30/3/2018, giảm nhẹ so với mức trước là 1.655 USD/ tấn. Nhập khẩu bisphenol A từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore phải chịu thuế chống bán phá giá, dao động từ 4,7% đến 37,1%. Ngoài phenol, Trung Quốc cũng đã đệ đơn kiện chống bán phá giá mới về nhập khẩu ortho dichlorobenzene từ Nhật Bản và Ấn Độ trong năm nay. Trong 5 vụ kiện chờ xử lý trong năm 2018, có 4 trường hợp liên quan đến các nhà cung cấp Mỹ. Tại thời điểm tháng 4, các nguồn tin thị trường tin chắc chắn rằng 4 sản phẩm hóa chất bị điều tra sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá sau những căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Điều tra khảo sát thuế chống bán phá giá là một điều tra kéo dài hàng năm và quyết định cuối cùng chỉ được dự kiến vào tháng 11 năm 2018 hoặc thậm chí có thể được kéo dài đến tháng 5 năm 2019./.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ước đạt 23,4 tỷ USD

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Tăng cường kỷ luật, kiên quyết chống thất thu thuế

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm