Trời trong trên núi Bình Liêu

Có những tấm ảnh khi in trên báo hay đưa lên không gian mạng, mọi người ngắm nhìn biết ngay chúng chỉ có từ 1 địa danh duy nhất, không thể lẫn vào nơi nào khác.
Hội hoa Sở Bình Liêu năm 2020 hút khách du lịch trong ngày khai mạc Du lịch - khâu đột phá của kinh tế, xã hội vùng biên Bình Liêu

Những tấm ảnh ấy, nếu mang vẻ đẹp riêng, quyến rũ, lạ lùng, hấp dẫn, thì sẽ như lời giới thiệu mời gọi mọi người tìm đến, để có thêm nhiều khám phá thú vị. Tôi nghĩ thế khi ngắm những bức ảnh các cô gái Sán Chỉ chơi đá bóng trên vùng núi cao biên giới huyện Bình Liêu. Những cô gái mặc váy đen, áo màu xanh da trời, xanh trứng sáo hay màu lam nhạt, tóc dài cuộn gọn trong khăn vải tiệp với màu áo thành vòng quấn quanh đầu, buộc nơ đỏ. Khuôn mặt các cô sáng bừng, đôi chân trắng muốt với giày thể thao vờn múa trái bóng trên sân đất màu nâu đậm trước hậu cảnh là rừng xanh, núi cao, mây trắng... Những tấm ảnh này là vẻ đẹp được bày ra trong hiện tại, là đặc sắc riêng của vùng đất núi Bình Liêu. Nhìn ngắm thế là đã nhận lấy thôi thúc được đi đến đó.

Trời trong trên núi Bình Liêu

Đời làm báo, tôi đã đi nhiều nơi. Thế mà mới rồi mới tới được nơi địa đầu biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh này. Trước đây, thường nghe tới những cái tên đất như Tiên Yên, Móng Cái, Đầm Hà, đã thấy xa xôi rồi, nữa là Bình Liêu. Đi đến Bình Liêu là còn phải đi dài hơn qua những vùng đất ấy. Bây giờ thì đã khác. Sáng sớm xuất phát ở Hà Nội, đi ôtô theo đường cao tốc Hà Nội, Hải Phòng, ra Quảng Ninh, tới Vân Đồn, rồi rẽ lên một chặng đường nhỏ, vào lúc đẫy trưa thì đến đất núi Bình Liêu. Ngửa mặt lên thấy trời đang trong xanh nôn nao, vài đám mây trắng xốp lững lờ bay...

Trời trong trên núi Bình Liêu

***

Bình Liêu có lẽ là huyện có tỷ lệ dân số thuộc các dân tộc thiểu số cao nhất của nước ta. Ở đây chỉ có 3% người Kinh, thêm một ít người Hoa, còn lại là hơn 96% số người thuộc ba dân tộc thiểu số: Tày, Dao và Sán Chỉ. Thiểu số mà thành đa số, lại quần tụ sinh sống lâu bền bên nhau nên càng giữ được sâu đậm những bản sắc riêng của dân tộc mình, từ trang phục, ngôn ngữ, lối sống tới phong tục, tín ngưỡng và văn hóa…

Bình Liêu vừa gần lại vừa xa ngay từ những tên đất, tên bản làng. Những cái xã mang tên là Đồng Văn, Đồng Tâm, Hoành Mô thì đã quen, nhưng những cái tên khác là Húc Động, Lục Hồn, Vô Ngại thì đúng là lần đầu tôi mới nghe đến. Cả thảy 6 xã ấy hợp cùng với thị trấn Bình Liêu mà thành tên một huyện miền núi cao, nếu tô màu đỏ vào đấy thì nhìn trên bản đồ Việt Nam, sẽ như một nốt ruồi son duyên dáng nằm khẽ khàng trên vành tai trái người con gái có vóc dáng thanh cao.

Trời trong trên núi Bình Liêu

Hôm tôi đến là đúng ngày đang được nắng dịp cuối Thu. Nhìn lên gặp núi rừng xanh biếc, cúi xuống hay phóng tầm mắt nhìn ngang qua không gian, là gặp những khoảng màu vàng đậm ấm áp ven những đoạn suối chảy hiền hòa, cứ lan vào chân núi, như còn muốn lan lên cao hơn nữa. Đấy là màu của những cánh đồng và ruộng bậc thang giữa mùa lúa chín. Bình Liêu đang gặt rộ. Những bản làng hai bên đường xe đi qua cứ dâng lên mùi thơm no ấm. Trong các vườn nhà dân có những cây đào đương hoa. Ở Bình Liêu, hoa đào thường nở vào hai mùa, mùa thu và mùa xuân. Hoa đào mà tôi thấy ấy là hoa của giữa độ thu còn lưu lại. Cánh hoa đào dịp này không dày thắm như hoa lúc xuân thời nhưng cũng đủ thúc giục, làm xốn xang mắt người ta nhìn, tưởng như đã sắp vào năm mới đến nơi rồi.

Bình Liêu hôm nay không còn cảnh hoang vắng của chung miền biên tái những năm tháng thời trẻ tôi đã từng qua. Giờ đây, Bình Liêu có dáng vóc của một miền đất nhiều tiềm năng, đang vươn mình thức dậy trong phát triển nông nghiệp, thương mại và du lịch. Những nương lúa, ruộng lúa, vườn cây với ngô, lúa, dong riềng… Những vùng rừng lâm nghiệp với hồi, quế, sở, thông nhựa… Những đại trang trại chăn nuôi gia súc, gà, lợn đặc sản… Bình Liêu nay còn thêm những sản phẩm nông nghiệp OCOP được phát triển mới với 2 sản phẩm 4 sao, 9 sản phẩm 3 sao, cùng rộn ràng đi ra thị trường, như chè hoa vàng, miến dong, nước lọc tinh khiết Bình Liêu…

Là một miền đất được mệnh danh là một “Sa Pa thu nhỏ” với những rừng phong hương lá đỏ, rừng lau trắng trổ bông như màu cổ tích, nhiều địa điểm du lịch mới ở Bình Liêu đang nhộn nhịp du khách tìm đến chiêm ngưỡng như: Thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, bản Sông Mooc, núi Kéo Lạn, cầu treo Nà Láng, sống lưng khủng long trên đỉnh núi và tuyến đường vành đai biên giới Bình Liêu… Những ai muốn đắm mình vào những lễ hội dân gian độc đáo thì tìm đến lễ hội đình Lục Nà, hội hát giao duyên Soóng Cọ, lễ hội hoa sở, lễ hội mừng cơm mới…

Tôi đã được giao lưu cùng những cô gái Sán Chỉ chơi bóng đá mình từng thấy qua ảnh, được các nghệ nhân người Dao hát cho nghe những làn điệu dân ca đặc sắc, sau đó là dự bữa liên hoan với những món ngon bình dị mà rất đặc sắc của riêng nơi đây, được chế biến từ cá suối, gà nương, lợn đen cùng với xôi ngũ sắc và các loại rau rừng, măng rừng Bình Liêu trứ danh, không thể nào quên được...

Sau những trải nghiệm đã kể ra như thế thì liệu có ai đó chẳng đinh ninh và không hẹn với lòng mình là sẽ còn phải trở lại nơi đây nhiều lần nữa chứ!

***

Trong buổi chiều đi trên con đường vành đai biên giới, nhìn ra phía đường biên, tôi luôn thấy trập trùng ẩn hiện cái hàng rào biên giới do Trung Quốc xây dựng những năm gần đây. Bỗng nhiên có cảm giác gì đó rất lạ, mang mang... Đêm về, nghĩ ngợi, thì ra mình đã đọc ở đâu đó về nó.

Hệ thống hàng rào biên giới kiên cố này không chỉ được dựng lên ở biên giới với Việt Nam, mà còn cả ở biên giới với quốc gia láng giềng của Trung Quốc là Myanmar. Nó được triển khai từ trước đây khá lâu, đâu như khoảng năm 2012 đến năm 2017, rồi được tăng tốc từ năm 2018. Hệ thống hàng rào biên giới này kéo dài tới hơn 4800 km, được đầu tư ngân sách rất lớn để xây dựng. Nó cao tới gần 5m, giữa các trụ lớn bằng bê tông là các song sắt ken dày, bên trên là các vòng dây thép gai, cách nhau vài chục mét lại có một cụm camera theo dõi...

Trước đây, đã có một số cơ quan truyền thông thế giới đưa tin, Trung Quốc gọi hệ thống hàng rào biên giới này là "Vạn lý trường thành phương Nam". Khoảng đầu năm 2021, khi dịch Covid - 19 bùng phát, thì hệ thống hàng rào này hoàn thành và được gọi tên là "Vạn lý trường thành phòng chống dịch Covid -19".

Trời trong trên núi Bình Liêu

Ông cha ta đã từng nói: "Yêu nhau rào giậu cho kín". Nhớ đến điều này, tôi lại thấy cái hàng rào đó hóa ra là rất có lý. Cứ phân định rõ ràng mạch lạc, rồi từ đó cùng xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững mà tiến tới cũng là một cách mà lòng dân hai bên cùng vun đắp để cùng hướng đến công cuộc phát triển mang bản sắc và dấu ấn riêng, tùy theo định hướng của mỗi quốc gia.

Sáng hôm sau, chúng tôi có dịp đi trên con đường ôtô là đường vành đai biên giới dài mấy chục cây số do chúng ta mới làm gần đây. Con đường không quá rộng, nhưng đủ hai làn xe xuôi ngược thỏa mái, lại lên xuống, uốn lượn giữa núi đồi đầy vẻ khoáng đạt, mềm mại như dải lụa đẹp đẽ. Con đường này dẫn đến một điểm du lịch mới nổi gần đây, đó là điểm leo núi và check in sống lưng khủng long trên những đỉnh núi cao nhất ở vùng biên giới Bình Liêu. Như vậy, cùng với việc nước bạn dựng hàng rào biên giới, thì ta cho làm đường vành đai. Trên con đường vành đai biên giới này đã có nhiều xe du lịch đưa du khách đến, tạo nên một không khí mới, đang nhộn nhịp dần ở vùng rừng núi vốn lặng lẽ trước đây. Ở một vài điểm dừng xe, chúng tôi thỏa mái tiến đến gần, quan sát cận cảnh hàng rào do Trung Quốc dựng lên. Đúng là hiện đại, uy nghiêm, và cùng với hệ thống đường vành đai của Việt Nam làm, thì sẽ giúp ngăn ngừa được những lộn xộn và tranh chấp không đáng có. Thấy thế, thì tự dưng có cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái...

Huyện Bình Liêu có hai ngọn núi cao trên một ngàn mét. Đó là đỉnh Cao Ba Lanh và Cao Xiêm. Đỉnh Cao Ba Lanh thuộc xã Đồng Văn, được xếp vào trong số bốn đỉnh núi cao nhất ở miền biên ải Quảng Ninh. Nơi đây truyền tụng hai câu chuyện huyền thoại. Thứ nhất, là trên đỉnh núi có giống tre mọc ngược. Ngày xưa, một dũng sỹ chỉ huy nhân dân đánh đuổi giặc ngoại xâm. Giặc chạy rồi, người dũng sỹ cắm ngược ngọn cây gậy tre xuống núi, để nó mọc lên khác lạ so với các loài tre trong vùng, lấy điều ấy làm dấu mốc chủ quyền đất đai từ tiên tổ ông cha để lại. Thứ hai, là trên đỉnh núi này có một bãi đá khổng lồ, các viên đá to xếp tiếp nối nhau kéo dài từ trên núi xuống các làng mạc phía dưới. Người ta thay nhau lên đỉnh núi canh gác. Từ trên ấy có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn. Nếu giặc giã kéo đến thì gõ vào những viên đá, âm thanh như tiếng chuông sẽ vang lên, rồi các viên đá lần lượt vang lên nối tiếp nhau. Tiếng chuông đá ấy sẽ được truyền nhanh đến các làng mạc, báo tin cho mọi người chuẩn bị nghênh đón giặc xâm lược.

Biên giới chúng ta một thời nóng bỏng kéo dài. Bây giờ thì đã bình yên để nhân dân hai nước cùng dựng xây no ấm. Câu chuyện huyền thoại trên núi Cao Ba Lanh nơi đất địa đầu biên giới Bình Liêu vẫn còn nhắc nhở chúng ta về những ngày tháng gian nan ấy. Nhắc như thế để người dân ở cả hai bên cùng nhớ lấy mà càng quý trọng, càng gìn giữ cho mối quan hệ bình yên, ổn định để cùng phát triển…

Nguyễn Thành Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Pháp Balade en France sẽ diễn ra từ ngày 5-7/4/2024 với quy mô gần 80 gian hàng mang lại trải nghiệm không gian chợ Pháp tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Dự án sách "Xứ sở lạ lùng" vừa được ra mắt tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bởi nhóm tác giả trẻ, những người có chung một tình yêu đối với Đà Lạt.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm vào các ngày 19-22/2 âm lịch, tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá.
Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Không mang màu đỏ quen thuộc, cây hoa gạo vàng tại đền Long Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) lại cho những bông hoa màu vàng rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao Quảng Bình vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều.
Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 1526/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội
Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Non xanh, nước biếc cùng với ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong nay được tô điểm thêm bởi sắc đỏ của hoa gạo khiến khung cảnh chùa Thầy như một bức tranh vẽ.
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Bộ tem được phát hành nhằm tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), cứ 4 năm được tổ chức 1 lần vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 Âm lịch.
Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Với chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ Phim Quốc tế thiên nhiên do Keep Vietnam Clean tổ chức đã chính thức quay trở lại từ ngày 21-29/3.
Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân vừa ra mắt Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm tái hiện toàn cảnh chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên vừa phát động hướng tới chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, qua đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước.
Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu được tổ chức từ ngày 9-11/2 Âm lịch hàng năm, hội làng là nơi tìm về những giá trị truyền thống văn hóa của quê hương, cầu một năm bình an...
Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Ngày 19/3, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái), UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức khai mạc lễ hội đền A Sào năm 2024 với nhiều hoạt động.
Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.
Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động