Thứ tư 06/11/2024 00:37

Triển vọng phát triển ngành hàng hải Việt Nam rất lạc quan

Triển vọng dài hạn cho ngành hàng hải châu Á là rất lạc quan, vì nơi đây là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Sự tăng trưởng chủ yếu trong ngành đóng tàu sẽ đến từ các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam.

Thông tin được ông Michael Duck - Phó Chủ tịch điều hành UBM châu Á - cho biết tại lễ khai mạc Triển lãm quốc tế hàng hải INMEX Vietnam 2019, diễn ra ngày 27/3 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.

Sản phẩm phục vụ ngành hàng hải được giới thiệu tại triển lãm

Theo ông Michael Duck, hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng hải được dự báo chiếm 50% sản lượng kinh tế Việt Nam vào năm 2020, do khối lượng thương mại qua đường biển sẽ tăng gấp ba theo dự kiến. Theo kế hoạch tổng thể mới về phát triển hệ thống cảng biển của Việt Nam đến năm 2020, với định hướng đến năm 2030, Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy sự tham gia từ nhà đầu tư nước ngoài vào việc phát triển cảng biển, và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành. Chính phủ mới đây đã công bố kế hoạch phát triển đất nước thành một quốc gia mạnh về hàng hải vào năm 2030, trong các lĩnh vực như an ninh, du lịch và đánh bắt hải sản.

Theo đó, nhiều thỏa thuận thương mại dự kiến sẽ được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong những năm tới, tuy nhiên số lượng và khả năng của 120 cảng hiện tại không đủ cho sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng xuất khẩu trung bình hàng năm là 12%, cơ sở hạ tầng cảng của Việt Nam cần phát triển hơn. Cụ thể là ngành hàng hải Việt Nam yêu cầu phải có công nghệ và giải pháp mới nhất để tạo điều kiện cho sự phát triển đó. Vì thế chúng tôi tiếp tục tổ chức INMEX Vietnam 2019 nhằm kết nối nhu cầu với nguồn cung trong ngành hàng hải Việt Nam.

Ông Tom Chant - Giám đốc SMI - chia sẻ: “Việt Nam là một trung tâm hàng hải mới nổi lớn mạnh và SMI rất vui mừng khi đến Việt Nam tham gia INMEX Vietnam 2019. Chúng tôi thấy rất nhiều tiềm năng cho các thành viên tại triển lãm, và tất cả đều mong muốn được gặp các đối tác trong ngành hàng hải Việt Nam lần này.”

Được biết, triển lãm năm nay có sự quy tụ của hơn 200 đơn vị và thương hiệu đến từ nhiều quốc gia như Úc, Trung Quốc, Đức, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Nga, Mỹ… Triển lãm trưng bày toàn diện các lĩnh vực như đóng tàu, dịch vụ và kỹ thuật, thiết bị hàng hải, cũng như cảng và giải pháp quản lý chuỗi cung ứng.

Theo đánh giá của ông Phan Thế Anh - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Công Thương) - việc tổ chức triển lãm quốc tế lần này có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy giao thương quốc tế, là dịp để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước tiếp cận sản phẩm, công nghệ mới, tìm kiếm kênh đầu tư hiệu quả, phát triển kinh doanh và gắn kết mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp trong ngành.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch