Thứ ba 26/11/2024 17:21

Triển khai nhiệm vụ Thủ tướng giao với 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2280/VPCP-NN ngày 25/3/2020 về việc kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo, ngày 26/3, Đoàn công tác liên ngành đã có buổi làm việc với đại diện của 20 thương nhân có kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.    

Theo đề xuất của Bộ Công Thương, tại cuộc họp này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành đánh giá tình hình xuất khẩu, cơ cấu, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm 2020; đánh giá tác động của tình hình xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long và tác động của dịch bệnh Covid-19; tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Theo đó, Bộ Tài chính cũng đánh giá tình hình biến động giá thóc, gạo nội địa các tháng đầu năm 2020. Phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thông tin về tình hình dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Về phía UBND TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Bộ Công Thương đề xuất các đơn vị này đánh giá cụ thể về diện tích, sản lượng, tình hình thu mua, dự trữ lưu thông và tồn kho thóc, gạo trên địa bàn; Tình hình giá thóc, gạo trên địa bàn được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Bộ Công Thương đề xuất Hiệp hội đánh giá tình hình cung - cầu thóc, gạo thị trường trong và ngoài nước, nhất là các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu lớn; Báo cáo cập nhật tình hình giá thóc, gạo trong nước; giá thóc, gạo xuất khẩu; lượng gạo tồn khi của hội viên Hiệp hội. Đồng thời, tại cuộc họp này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cần đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động đến khả năng xuất khẩu trong năm 2020 của Việt Nam như: Nguồn cung gạo trong bối cảnh xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long; tác động của dịch bệnh Covid-19 trong ngắn và dài hạn; Tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Riêng các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, tại cuộc họp chiều 26/3, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp này báo cáo chi tiết, cụ thể tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp mình trong các tháng dầu năm 2020, bao gồm: Lượng hợp đồng đã ký kết, lượng đã giao hàng, tình hình tồn kho và thực hiện dự trữ lưu thông; báo cáo về tình hình thu mua thóc, gạo nguyên liệu phục vụ xuất khẩu trong thời gian qua. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đánh giá những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và tình hình xâm nhập mặn đến hoạt động thu mua nguyên liệu sản xuất, chế biến, xuất khẩu của thương nhân; tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra liên ngành đi làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt để rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo, thực hiện dự trữ lưu thông và tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.

Các thành viên Đoàn kiểm tra là đại diện của các Bộ, ngành liên quan gồm: Văn phòng Chính phủ; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia