Thứ hai 25/11/2024 06:36

Triển khai điện mặt trời áp mái tại TP. Hồ Chí Minh: Lợi cả đôi đường

Trong bối cảnh hệ thống điện đang chịu nhiều áp lực, việc phát triển năng lượng mặt trời, trong đó có điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) là giải pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, vừa góp phần giảm sức ép cho ngành điện.
Hệ thống điện mặt trời áp mái tại Trung tâm Dịch vụ - Đậu xe Tiên Tiến

Ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCNMC) - cho biết, tính đến hết tháng 9/2020, thành phố đã có 10.022 hệ thống ĐMTAM với tổng công suất 145,01 MWp. Việc ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ khí hậu và sức khỏe cộng đồng.

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh hưởng ứng chủ trương phát triển ĐMTAM, ông Nguyễn Văn Tiến - Phó giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng và Thương mại Tiên Tiến - cho biết, ngay sau khi Chính phủ có chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt hệ thống ĐMTAM, công ty đã đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời với độ che phủ 70% mái nhà của Trung tâm Dịch vụ - Đậu xe Tiên Tiến, công suất lắp đặt 1,4 MWp. Với mức đầu tư khoảng 15 triệu đồng/kWp, mỗi tháng, sản lượng điện dư thừa được phát lên lưới khoảng 100.000 kWh, mang lại nguồn thu gần 400 triệu đồng/tháng cho doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, lợi ích từ hệ thống ĐMTAM mang lại cho doanh nghiệp rất lớn. Là đơn vị kinh doanh dịch vụ, giá điện mà công ty này phải mua của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ 3.000 – 3.200 đồng/kWh, phụ thuộc vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Việc chủ động nguồn cung cấp điện đã giúp công ty giảm chi phí đầu vào, có điều kiện để hỗ trợ, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua các chương trình khuyến mại, tặng quà… Ước tính, chỉ cần 3 - 3,5 năm là doanh nghiệp có thể thu hồi vốn đầu tư.

Từ hiệu quả của dự án ĐMTAM tại Trung tâm Dịch vụ - Đậu xe Tiên Tiến, công ty đã tiếp tục đầu tư hai nhà máy sản xuất chế biến gỗ ở Bình Dương với công suất lắp đặt 3MW và tại Nhà máy Cơ khí Hóc Môn 2MW. "Với mức giá mua điện của EVN hiện nay, công ty chỉ cần 5 năm sẽ thu hồi lại vốn đầu tư" - ông Nguyễn Văn Tiến chia sẻ.

Không chỉ bán được lượng điện dư thừa cho ngành điện, nhờ có nguồn điện tự sản xuất, ước tính, mỗi năm, Trung tâm Dịch vụ - Đậu xe Tiên Tiến còn tiết kiệm được khoảng 40 triệu đồng tiền điện để vận hành hệ thống xử lý nước thải có công suất 250m3 của khu vực rửa xe trong trung tâm và tiết kiệm hơn 180 triệu đồng tiền nước nhờ tái sử dụng nguồn nước thải sau khi xử lý. Như vậy, với hệ thống ĐMTAM, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 36 triệu đồng và mang về nguồn thu tiền bán điện gần 5 tỷ đồng/năm.

Đến nay, tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo của TP. Hồ Chí Minh đạt khoảng 2% trên tổng công suất sử dụng của thành phố. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện năng lượng mặt trời, phấn đấu đạt kế hoạch chỉ tiêu tiết kiệm điện năm 2020.

ĐMTAM giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tiền điện nhờ giảm mua điện lưới quốc gia, sản lượng điện không sử dụng hết có thể bán cho ngành điện với giá cao, có thời gian hưởng lợi lâu dài sau khi thu hồi vốn; đồng thời, có tác dụng chống nóng hiệu quả cho nhà ở, công trình xây dựng.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử