Thứ tư 25/12/2024 13:47

Trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Campuchia

Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Campuchia đã diễn ra tại TP Đà Nẵng với nhiều nội dung về phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 25/12, Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Campuchia đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng với nhiều nội dung về phục hồi kinh tế, văn hoá, giáo dục...

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Campuchia đánh giá, năm 2022 là năm rất đặc biệt với Việt Nam và Campuchia sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Việc tổ chức hội thảo giao lưu giữa Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, trong đó dành ưu tiên phát triển quan hệ với láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Cơ quan lập pháp Campuchia.

Tại hội thảo, hai bên chia sẻ kinh nghiệm về nhiều nội dung, gồm: vai trò của Quốc hội trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia về phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch; hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông; phương hướng và các biện pháp tăng cường hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước nói chung và giữa Nhóm Nghị sĩ hữu nghị 2 nước nói riêng, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; Quốc hội điện tử.

“Việt Nam trình bày 7 tham luận tại hội thảo, lựa chọn báo cáo viên là những người am hiểu, chuyên sâu về lĩnh vực tham luận. Đây là những nội dung quan trọng, thiết thực, là những kinh nghiệm đúc kết được của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam trong tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Campuchia phát biểu tại hội thảo

Dẫn đầu Đoàn Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam thăm Việt Nam và tham dự hội thảo lần này, bà Men Sam An, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam của Quốc hội Vương quốc Campuchia đánh giá cao hội thảo lần này khi được tổ chức đúng dịp hai nước kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Theo bà Men Sam An, mặc dù cả thế giới đang phải đối diện với nhiều cuộc khủng hoảng về lạm phát, y tế, nhân đạo, lương thực... nhưng Campuchia đang duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2021 vừa qua, kinh tế Campuchia tăng trưởng trở lại ở mức 2,4% sau khi suy giảm vào năm 2019 và 2020 do dịch bệnh. Từ năm 2020, thương mại song phương giữa hai nước Campuchia - Việt Nam đã đạt hơn 5 tỷ USD và tiếp tục tăng mạnh lên mức gần 10 tỷ USD trong năm 2021. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2022, trao đổi thương mại của hai nước đã đạt khoảng hơn 6 tỷ USD.

Bà Men Sam An, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam

Từ khóa I đến nay, Quốc hội Campuchia đã và đang tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đối ngoại Quốc hội thông qua hợp tác song phương và đa phương với Quốc hội các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm góp phần tăng cường, đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Riêng hợp tác giữa Quốc hội hai nước Campuchia - Việt Nam ngày càng phát triển và gắn kết chặt chẽ bằng việc hai bên đã nhất trí ký kết các thỏa thuận hợp tác nhằm tiếp tục củng cố hợp tác ở mọi cấp độ, thông qua việc trao đổi chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, trao đổi kinh nghiệm giữa các ủy ban chuyên trách và cán bộ chuyên trách, chia sẻ thông tin và ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn liên Nghị viện khu vực và quốc tế.

Cũng tại hội thảo, bà Men Sam An cũng có những kiến nghị với Quốc hội Việt Nam tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ Quốc hội Campuchia cũng như giúp thúc đẩy việc chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về khoa học công nghệ, nông nghiệp để đẩy mạnh sản xuất lương thực ở khu vực Mê Kông, biến khu vực này trở thành kho dự trữ an ninh lương thực khu vực và thế giới, góp phần vào hoạt động nhân đạo.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển