Thứ tư 27/11/2024 14:27

TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.

Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành Công Thương chiếm 40% trong GRDP

Ngày 24/10, UBND TP. Hồ Chí Minhđã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 (theo Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 (theo Quyết định số 1971/QĐ-BCT ngày 2/8/2023 của Bộ Công Thương).

Mục tiêu tỷ trọng đóng góp của ngành Công Thương trong tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (GRDP) đến năm 2030 đạt khoảng 40%. Ảnh: Quỳnh Danh

Trong đó, mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng đóng góp của ngành Công Thương trong tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (GRDP) đến năm 2030 đạt khoảng 40%; tỷ trọng giá trị công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 15 - 20%. Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 6,5 - 7,5%/năm.

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo theo đúng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương, góp phần vào thực hiện mục tiêu đạt tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% vào năm 2030 và đạt tỷ lệ tối thiểu 15% so với công suất cực đại của hệ thống điện.

Giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất, phấn đấu phát triển thành thành phố phát thải carbon thấp, góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia bằng “0” vào năm 2050.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 6 - 7%/năm. Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thành phố có mặt tại các chuỗi phân phối truyền thống và trực tuyến tại tất cả các quốc gia có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 12-13%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng hàng hóa phân phối qua các kênh thương mại điện tử chiếm khoảng 25%.

Các giải pháp cụ thể

Đối với ngành năng lượng, TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững và đi trước một bước so với phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường hợp tác về phát triển nguồn cung từ bên ngoài, đa dạng hóa phát triển nguồn cung năng lượng nhằm hướng tới tự chủ một phần về cung ứng năng lượng; xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng đồng bộ, hiện đại. Khuyến khích kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển năng lượng.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư, các nhà máy hoạt động trong lĩnh vực năng lượng trên địa bàn thành phố. Theo tính toán, tổng quỹ đất cần dành để xây dựng mới các công trình điện trên phạm vi thành phố đến năm 2030 là 533,67 ha.

Nghiên cứu định hướng đảm bảo cung cấp điện cho dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và việc phát triển xe điện, hệ thống trạm sạc xe điện trên địa bàn thành phố theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh giai đoạn 2022 - 2030 (theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê tan của ngành giao thông vận tải).

Đối với ngành công nghiệp, TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp, năng lượng để tích hợp vào kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm của ngành Công Thương. Lồng ghép chính sách tái cơ cấu ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng để huy động nguồn lực cho phát triển.

Triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ như mặt bằng đất đai, tín dụng, thuế, khoa học công nghệ… Xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực và và phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và tham gia các chuỗi cung ứng.

Phát triển quỹ đất công nghiệp nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó, tập trung chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang phát triển các khu công nghiệp mang lại hiệu quả cao.

TP. Hồ Chí Minh sẽ dành tối thiểu 80% quỹ đất trong Khu công nghệ cao ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Bùi Yên

Dành tối thiểu 80% quỹ đất trong Khu công nghệ cao ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ, đảm bảo các tiêu chí về môi trường.

Hình thành các khu vực sản xuất tập trung theo từng ngành đối với một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp ưu tiên, chủ lực theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị… nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác hiệu quả quá trình hội nhập và các hiệp định thương mại thế hệ mới.

Đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm các ngành cơ khí chế tạo máy (máy công nghiệp, máy xây dựng, máy nông nghiệp...); cơ khí khuôn mẫu; cơ khí ô tô (xe buýt, xe tải, xe chuyên dùng) và công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước thay thế dần các sản phẩm, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu.

Đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, có lợi thế nguồn nguyên liệu trong nước: săm lốp ô tô, xe máy; săm lốp kỹ thuật; các chi tiết, linh kiện nhựa (hoặc cao su) kỹ thuật, băng tải, curoa.

Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nội địa có thương hiệu trong khu vực và toàn cầu; thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI trong các ngành công nghiệp cơ khí - chế tạo, dệt may, điện tử,...

Với lĩnh vực xuất khẩu, TP. Hồ Chí Minh sẽ tận dụng sự chuyển dịch công nghiệp sang các nhóm ngành công nghệ cao để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao như các sản phẩm thiết bị điện tử tiên tiến, máy móc công nghiệp, dược phẩm và công nghệ sinh học… các sản phẩm phần mềm ứng dụng, các sản phẩm Fintech.

Đồng thời, rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu như các sản phẩm Halal sang các thị trường Hồi giáo, sản phẩm Kosher sang thị trường Do Thái, các loại quả tươi sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, các loại hàng hóa xanh và tuần hoàn, thân thiện môi trường và khí hậu, hàng hóa môi trường và các bon thấp...

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững và thúc đẩy mối quan hệ với các nhóm nước đối tác xuất khẩu lớn và hướng vào những thị trường đã và sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA): Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Thái Lan, Canada…

Đồng thời, tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc xung đột thương mại. Chú trọng phát triển xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, hệ thống phân phối nước ngoài.

Hình thành được hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam ở nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa chiếm 35 - 40%, mỗi ngành hàng xuất khẩu chủ lực có ít nhất 1 doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu và năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Đối với thị trường nội địa, phát triển ngành thương mại theo hướng thương mại dịch vụ, trong đó dịch vụ phân phối giữ vai trò trung tâm, thúc đẩy phát triển đồng bộ các dịch vụ xúc tiến thương mại, hậu cần (logistics), kết hợp hài hòa với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển giao thông vận tải, logistics, các quy hoạch khác liên quan của thành phố.

Tập trung xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, là điểm đến mua sắm và bán lẻ Đông Nam Á; phát huy vai trò trung tâm giao dịch, tăng cường kết nối lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh/thành phía Nam nói riêng, cả nước nói chung.

Phát triển ngành thương mại theo hướng thương mại dịch vụ, lĩnh vực logistics giữ vai trò nền tảng, tạo sự ổn định, tăng sức cạnh tranh cho toàn ngành thương mại thành phố; bán lẻ là lĩnh vực hoạt động căn bản, thường xuyên; xúc tiến thương mại và bán buôn sẽ là động lực phát triển và thương mại điện tử vừa là mũi đột phá của ngành thương mại thành phố, vừa là công cụ quan trọng để hiện đại hóa lĩnh vực thương mại trong nước trong thời kỳ mới.

Khuyến khích phát triển các hình thức thương mại dựa trên nền tảng công nghệ mới, nền tảng số hóa; hình thành các tập đoàn thương mại điện tử lớn, có thương hiệu quốc gia và có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Ưu tiên phát triển hệ thống các sàn giao dịch thương mại điện tử có kết nối quốc tế.

Thực hiện hội nhập kinh tế có trọng tâm, trọng điểm theo hướng ưu tiên hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ hiện đại, công nghệ xanh, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành, lĩnh vực ưu tiên của thành phố. Nâng cao khả năng tham gia của ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Sỹ Đồng
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển