Thứ sáu 15/11/2024 16:20

TP. Hồ Chí Minh: Tăng 30% - 50% nguồn cung lương thực, thực phẩm trong 2 tuần cách ly xã hội

Nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời điểm hiện tại tăng 30% - 50% so với lượng thực hiện cùng kỳ năm 2019, đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân TP. Hồ Chí Minh đến hết quý 2/2020.

Thông tin được bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh khẳng định khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương ngày 2/4.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16 ngày 31/3 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, với việc cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Tại TP. Hồ Chí Minh nhu cầu thực phẩm đã tăng một cách đột biến, do người tiêu dùng lo lắng nên có tâm lý tích trữ hàng hóa, dẫn đến khan hiếm cục bộ một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu như gạo, mì tôm, dầu ăn, gia vị, nước chấm, trứng gia cầm, rau củ quả, thực phẩm chế biến sẵn… tại một số thời điểm nhất định.

Nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời điểm hiện tại tăng 30% - 50% so với lượng thực hiện cùng kỳ năm 2019

Theo ghi nhận hoạt động kinh doanh, sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm trên địa bàn TP vẫn tiếp tục được duy trì trong điều kiện soát nhiêm ngặt nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, không gián đoạn, đảm bảo cung ứng hàng hóa liên tục cho người dân trên địa bàn.

Bà Lý Kim Chi cho biết, Hội đã đề nghị các doanh nghiệp tăng công suất sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Cho đến thời điểm này, nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu đã được chuẩn bị sẵn sàng với mức tăng 30% - 50% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời, các doanh nghiệp cam kết đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân TP đến hết quý 2/2020, kể cả trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Đơn cử, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) trong khoảng thời gian gần đây, lượng tiêu thụ đồ hộp của công ty tăng gần 100%, xúc xích tiệt trùng tăng 15% - 20%, hàng đông lạnh tăng trên 20% và Vissan đã chuẩn bị đủ nguyên liệu cho sản xuất đến hết năm. Vissan hiên đang phải tổ chức cho công nhân làm 3 ca để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó năng lực sản xuất tối đa một ngày, sản lượng sản xuất đến 15/4 và hết tháng 4/2020 đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống khoảng 70 tấn/ngày, thực phẩm chế biến 128 tấn/ngày. Hiện lượng hàng tồn kho tính đến ngày 31/3/2020 khoảng 1.148 tấn sẵn sàng đáp ứng khoảng 39% nhu cầu tiêu thụ của TP. Hồ Chí Minh và 61% nhu cầu cả nước.

Tương tự, Công ty Cổ CP Sài Gòn Food, hiện năng lực sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến như hải sản chế biến, hải sản đông lạnh, cháo tươi,.. đạt 30 tấn/một ngày, dự kiến sản lượng sản xuất đến 15/4 đạt 450 tấn, đến hết tháng 4/2020 đạt 900 tấn, trong khi đó lượng hàng tồn kho đến hết tháng 3 còn 590 tấn; do đó, hoàn toàn đáp ứng cả thị trường TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Các doanh nghiệp cam kết đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân TP. Hồ Chí Minh

Trong khi đó, Công ty CP Acecook Việt Nam cũng khẳng định năng lực sản xuất của đơn vị có thể tăng hơn 30% so với bình thường. Hiện công ty vẫn sản xuất ổn định với công suất mỗi ngày đạt 860 tấn, sản lượng đến 15/4 là 10.300 tấn, đến hết tháng 4 đạt 20.500 tấn, sản lượng tồn kho tính đến hết ngày 31/3 hiện 1.600 tấn. Như vậy, sản lượng không chỉ đủ đáp ứng 15% nhu cầu tiêu thụ của thị trường TP và 85% nhu cầu cả nước. Acecook Việt Nam cam kết, sẽ không tăng giá nên người tiêu dùng không nên quá lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hóa.

Ngoài ra, Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon) đã tạm cắt đơn hàng xuất khẩu để ưu tiên sản xuất cho thị trường nội địa dù đơn hàng xuất khẩu tăng 300% so với trước.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Thanh Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT Công CP Ba Huân cho hay, Ba Huân đã tăng lượng dự trữ hơn 30% so với ngày thường, sản xuất cũng tăng 2-3 ca/ngày. Hiện Ba Huân đang cung ứng cho thị trường đều đặn hơn 1 triệu quả trứng gà/ngày, thịt gà khoảng 25 tấn/ngày và các sản phẩm khác từ 5-10 tấn/ngày. Đồng thời cam kết đảm bảo đủ hàng hóa theo chỉ đạo từ ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh. Tương tự, Công ty San Hà nguồn cung cũng sẽ dồi dào các loại thịt gia cầm như gà, vịt với giá ổn định đến hết năm 2020.

Ở nhóm mặt hàng thịt gia súc, thịt và trứng gia cầm, các DN thành viên Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng khẳng định nguồn cung rất dồi dào, phong phú, giá bán tiếp tục ổn định.

Nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu dồi dào, phong phú, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân TP. Hồ Chí Minh đến hết quý 2/2020

Riêng đối với mặt hàng gạo dù giá lúa gạo đang có xu hướng tăng nhưng các DN vẫn duy trì giá bán ổn định với sản lượng sản xuất tháng 4/2020 đạt 4 triệu tấn gạo, lượng gạo tồn kho lớn đạt gần 1,6 triệu tấn (chưa kể lượng gạo tồn kho của một số thương nhân nhỏ chưa báo cáo và lượng gạo tồn trong dân). Các DN đều khẳng định Việt Nam sẽ không bao giờ thiếu gạo, lượng gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước đến 2021 mà còn có thể phục vụ xuất khẩu.

Song song với việc tập trung sản xuất, các DN còn chủ động liên kết chuẩn bị nguồn nguyên liệu để sản xuất không gián đoạn. Ngoài ra, các DN lương thực, thực phẩm cho biết, sẽ triển khai ngay một số chương trình khuyến mại, giảm giá từ 10-15% với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, trứng, mì gói, bún khô… nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19.

“Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp do Covid -19 gây ra, việc đảm bảo chủ động trong việc cung ứng các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân trong thời điểm này là vô cùng cần thiết và cấp bách. Các DN TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn có khả năng cung ứng nguồn hàng tăng từ 50%-100% trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn” - Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh khẳng định.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Hòa Bình: Người dân thoát nghèo nhờ chương trình mục tiêu quốc gia

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới