TP. Hồ Chí Minh sẽ làm gì để thúc đẩy nông sản Việt vươn xa?

Việc kết nối hai chiều giữa vùng nguyên liệu và doanh nghiệp xuất khẩu với TP. Hồ Chí Minh được nhận định sẽ là tiền đề quan trọng để nông sản Việt vươn xa.
“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt Đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh

Tận dụng lợi thế thương mại điện tử để gia tăng xuất khẩu

Theo dự báo từ các tổ chức nghiên cứu, 5 năm tới, nhu cầu nông sản Việt của các thị trường lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc sẽ tăng trưởng từ 1 - 2%, riêng cà phê dự báo tăng trưởng 4,8% trong giai đoạn 2020 - 2025. Trong khi đó, nông sản Việt có lợi thế lớn về xuất khẩu và thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ đến nhiều nước nhờ các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP.

TP. Hồ Chí Minh sẽ làm gì để thúc đẩy  nông sản Việt vươn xa?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và các đại biểu tham quan gian hàng tại Diễn đàn & Hội chợ xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh (HCM City Export 2023)- sự kiện do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại tổ chức từ 25-28/5/2023.

Chia sẻ tại Hội nghị kết nối thông tin thị trường chủ đề "Nông sản Việt vươn xa" do UBND TP. Hồ Chí Minh và Bộ Công Thương chủ trì, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp Cục Xúc tiến thương mại tổ chức ngày 26/5, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Hàng hóa xuất khẩu nói chung và nông sản của Việt Nam nói riêng có rất nhiều lợi thế khi Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, việc tận dụng các lợi thế do các FTA mang lại còn hạn chế.

Ông Phương cho rằng, để nâng cao hiệu quả thì một trong những giải pháp quan trọng là các doanh nghiệp xuất khẩu nên tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về mặt kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu.

"Bên cạnh việc tăng cường liên kết hợp tác thì theo các chuyên gia, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng cần hướng tới đẩy mạnh kinh doanh, kết nối trên môi trường số, chợ onlin… để giúp giảm các chi phí phát sinh cũng như nhanh chóng tiếp cận được với khách hàng hơn"- ông Phương cho biết

Liên quan đến xuất khẩu qua môi trường số, theo ông Huỳnh Kim Tước - Đồng chủ tịch Tiểu ban kinh tế số và công nghệ, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), trên nền tảng kinh doanh xuyên biên giới, Việt Nam đang thuộc top những nước dẫn đầu và đang tiếp tục tăng trưởng.

Ông Huỳnh Kim Tước dẫn thông tin do Amazon (Mỹ) công bố, năm 2022 Amazon tăng hơn 80% số đối tác bán hàng Việt Nam trên nền tảng của họ, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, Amazon không phải là cá biệt bởi có những công ty công nghệ khác cũng tăng trưởng tốt như vậy, thậm chí là tăng trưởng 3 con số.

Theo ông Tước, những thông tin hiếm hoi công bố cho thấy Việt Nam nên đi theo hướng kinh tế số, công nghệ số. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu triệu USD thông qua chợ online - cho thấy cơ hội không chỉ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mà các doanh nghiệp lớn cũng có thể tham gia.

"Sắp tới, AmCham sẽ cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức các buổi huấn luyện, đào tạo, tập huấn cụ thể về thương mại điện tử, "nắm tay" doanh nghiệp đi từng bước để sản phẩm đạt được chuẩn quốc tế"- ông Tước chia sẻ.

TP. Hồ Chí Minh sẽ làm gì để thúc đẩy  nông sản Việt vươn xa?
Nông sản Việt hiện được xuất khẩu nhiều qua kênh thương mại điện tử

Phát huy vai trò kết nối của TP. Hồ Chí Minh

Ngoài tận dụng môi trường số để gia tăng xuất khẩu cho nông sản, các ý kiến cho rằng, việc kết nối hai chiều giữa vùng nguyên liệu và doanh nghiệp xuất khẩu với TP. Hồ Chí Minh sẽ là tiền đề quan trọng để nông sản Việt vươn xa.

Trên thực tế, TP. Hồ Chí Minh với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước và cũng là hạt nhân của khu vực Đông Tây Nam bộ nên được đánh giá sẽ là đầu mối giao thương hàng hóa nội địa và quốc tế. Đặc biệt, hầu hết nông sản, thủy sản của khu vực phía Nam được doanh nghiệp thành phố tập kết và xuất khẩu thông qua các cảng tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo thống kê của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp thành phố đạt 47,6 tỷ USD; riêng nhóm hàng nông-lâm-thủy sản đạt 5,5 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm trước; chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, tại thành phố hiện có hàng chục nghìn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hàng nghìn văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài và nhiều cơ quan thương vụ nước ngoài đóng trên địa bàn. Từ đó, ông Phương nhấn mạnh rằng thành phố có thế mạnh là nơi hội tụ, kết nối các chuỗi cung ứng xuất khẩu.

Chính vì thế, theo các chuyên gia, cần kết nối hai chiều giữa vùng nguyên liệu và doanh nghiệp xuất khẩu với TP. Hồ Chí Minh để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Tuy vậy muốn kết nối này thông suốt và nhanh chóng thì cần có cơ chế đột phá, đi đầu, sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sự góp sức từ nhiều Bộ, ngành.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xem thêm