Thứ ba 26/11/2024 09:45

TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp đang dần hồi phục

Trong 8 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng bức tranh kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang khởi sắc và dần phục hồi. Trong đó giá trị xuất khẩu và nhiều ngành công nghiệp chủ lực đều tăng trưởng tích cực.

Nhiều ngành công nghiệp khởi sắc

Trong 8 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng nhiều ngành sản xuất công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đã khởi sắc và có dần hồi phục. Trong đó nhóm ngành công nghiệp chủ lực tiếp tục giữ vai trò động lực trong tăng trưởng kinh tế của thành phố (TP). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp (DN) TP. Hồ Chí Minh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ngành sản xuất hàng điện tử có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu trong 8 tháng đầu năm 2020

Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố năm tăng 2,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,1%). 4 ngành công nghiệp trọng yếu tăng 2,5% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uổng tăng 1,5% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng khá do phân ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 3,1% so cùng kỳ năm 2019.

Ngành hóa chất - cao su - nhựa tăng 9,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu ước tăng 11,7% so với cùng kỳ; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành sản xuất hàng điện tử tiếp tục tăng khá 17,9% so với cùng kỳ. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chủ yếu do có thị trường tiêu thụ, đơn hàng sản xuất nhiều, ổn định. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 8 tháng đạt 11,3 tỷ USD, tăng 26,2% so cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm, ngành cơ khí giảm 10,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,4%). Theo thông tin từ Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP, các DN cơ khí vẫn có đủ vật tư để sản xuất. Tuy nhiên, các đơn hàng tiếp theo đến cuối năm phải chờ đàm phán từ các đối tác nước ngoài hiện đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Tại phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh 8 tháng đầu năm 2020 và triển khai công tác trọng tâm tháng 9/2020, diễn ra chiều ngày 9/9, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đánh giá, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi sự bùng phát trở lại bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng nhìn chung kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang có chiều hướng phục hồi dần và khả năng tăng nhanh vào quý 4/2020. Sự tăng trưởng đáng khích lệ tại thời điểm này là do sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN cùng đồng lòng thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống lại dịch bệnh Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội của TP.

"TP sẽ tiếp tục triển khai nhanh, kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong tháng 9, TP triển khai một gói hỗ trợ tín dụng trọn gói lần thứ 2, cho các DN gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới hiện nay. Đồng thời, triển khai hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của TP giai đoạn 2021-2025" - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh..

Ngoài ra, TP chỉ đạo các cơ quan liên qua tiếp tục hướng dẫn, tập huấn về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), nhằm giúp DN chủ động nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, chủ động nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ DN đầu tư khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Song song đó, TP chuẩn bị các điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để sẵn sàng đón nhận các dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển, tập trung hướng vào các tập đoàn lớn đa quốc gia, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường. Thu hút đầu tư có chọn lọc, xúc tiến thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng công nghệ cao và ít thâm dụng lao động, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội