Chủ nhật 29/12/2024 08:34

TP. Hồ Chí Minh quyết liệt các giải pháp “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công

Trong những tháng đầu năm, tỷ lệ gải ngân vốn đầu tư công thấp đạt khoảng 12%, TP. Hồ Chí Minh đang quyết liệt nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư công thấp

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủgiao kế hoạch vốn đầu tư công cho TP. Hồ Chí Minh gần 71.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương là 15.293 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 55.200 tỷ đồng, cao gấp 2 lần năm 2022 và gấp 2,6 lần số vốn giải ngân năm 2022.

TP. Hồ Chí Minh đang quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án hạ tầng giao thông năm 2023

Trước thách thức rất lớn trong giải ngân vốn đầu tư công của năm 2023, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, TP, Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có tỷ lệ gải ngân vốn đầu tư công thấp nhất của cả nước.

Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 của TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân 2.511 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6% trên kế hoạch vốn Thành phố đã giao (41.526 tỷ đồng), tương đương tỷ lệ 3,6% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Tính đến ngày 12/5, TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân 8.236 tỷ đồng, đạt 20% trên kế hoạch vốn của Thành phố, tương đương tỷ lệ 12% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Lý giải về nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công còn rất thấp trong những tháng đầu năm, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Thành phố giải ngân vốn đầu tư công thấp, nguyên nhân chủ yếu là do TP. Hồ Chí Minh tập trung giải quyết công tác giải ngân bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, trong buổi giám sát về đầu tư một số dự án công xây dựng trên địa bàn Tành phố giai đoạn 2021-2015, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh - cũng nhìn nhận, công tác triển khai đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh rất chậm, thậm chí có một số dự án còn chưa giải ngân. Trong đó, có 9/23 dự án chậm trễ giải ngân.

Nguyên nhân chính do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các bên có liên quan. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong việc theo dõi, kiểm tra, làm phát sinh khối lượng, hạng mục. Công tác quản lý dự án đầu tư còn tồn tại thiếu sót trong khâu lựa chọn nhà thầu, đơn vị thi công…

Quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp “tăng tốc” giải ngân

Vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công tại TP. Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua như một “căn bệnh” mãn tính dù đã chỉ ra được nguyên nhân, song đến nay chưa tìm ra thuốc đặc trị nhăm mang lại hiệu quả. Do đó, TP. Hồ Chí Minh đã và đang quyết tâm thực hiện đồng bộ thêm nhiều giải pháp để tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2023 phải đạt ít nhất 95% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và như Nghị quyết đã được HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua.

Theo đó, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thành lập 13 Tổ công tác của Ban Thường vụ Thành ủy để giám sát tiến độ thực hiện của 38 dự án lớn, quan trọng trên tổng số 134 dự án hạ tầng có bồi thường, giải phóng mặt bằng. Vốn bố trí cho những dự án này gần 49.700 tỷ đồng, chiếm 70% tổng kế hoạch vốn được giao năm 2023.

Cùng với đó, HĐND TP. Hồ Chí Minh cũng lập Đoàn giám sát việc thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, UBND TP. Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo khẩn, ban hành Chương trình hành động về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo từng cơ quan, đơn vị phải rút ngắn 30% thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, theo dõi chặt tiến độ các dự án, kiên quyết phê bình các đơn vị chủ đầu tư chậm thực hiện với các nguyên nhân chủ quan để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Để thúc đẩy và “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục vận hành 3 tổ công tác về đầu tư công của Thành phố, gồm: Tổ công tác rà soát, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; Tổ công tác thúc đẩy giải ngân các dự án được giao vốn lớn; Tổ công tác rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Đáng chú ý, năm 2023, số vốn cần giải ngân cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư công trên đị bàn TP. Hồ Chí Minh lên tới 25.000 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với năm 2022. Để thúc đẩy giản ngân, Tổ công tác về mặt bằng sẽ làm việc hằng tháng với các quận, huyện, các chủ đầu tư để giải quyết các vướng mắc và thúc đẩy tiến độ triển khai.

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2023, Thành phố tập trung triển khai đầu tư công, ngoài xem xét vào thi đua, với các dự án đã được phân bổ vốn, đến cuối tháng 2, các chủ đầu tư cần có kế hoạch triển khai ngay, đảm bảo cuối năm giải ngân xong. Dự kiến đến hết tháng 6/2023, TP. Hồ Chí Minh giải ngân sẽ đạt tỷ lệ là 27% trên tổng mức vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Với các dự án có vốn đầu tư lớn, có ý nghĩa quyết định tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, cần bám sát chặt chẽ tiến độ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, các sở ngành phải giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án đầu tư công, xác định trách nhiệm của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm