Thứ ba 29/04/2025 18:40

TP. Hồ Chí Minh phát huy vai trò động lực trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tại buổi làm việc của Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng với TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương Nam bộ ngày 7/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh vẫn đảm bảo vị thế, vị trí đứng đầu và là đầu tàu trên nhiều lĩnh vực quan trọng, đóng góp tỷ lệ rất lớn vào ngân sách của cả nước.  

Theo nội dung buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì, định hướng chỉ đạo một số nội dung thảo luận, lấy ý kiến các địa phương, liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội Chiến lược 10 năm 2011-2020, kế hoạch 5 năm 2016-2020 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Kế hoạch phát triển 5 năm 2021-2025.

Từ các nội dung tiếp thu ý kiến, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội sẽ xây dựng Báo cáo đầy đủ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025 để trình tại đại hội Đảng lần thứ XIII; nhất là các vấn đề về các cách vận dụng sáng tạo mô hình mới, các điểm sáng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc của Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng với TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương Nam bộ

Theo Thủ tướng Chính phủ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị thế, vị trí đầu tàu rất quan trọng, đóng góp một tỷ lệ rất lớn về tăng trưởng. Vùng có hơn 20 triệu dân (hơn 20% dân số toàn quốc), trong đó hơn 11 triệu lao động, năng suất lao động gấp 1,8 lần cả nước, tăng trưởng GDP gấp 1,75 lần cả nước và chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng GDP cả nước. Nông nghiệp trong vùng chỉ còn có 6% - tỷ lệ rất thấp. Số lượng doanh nghiệp trong vùng cũng rất lớn, có 250.000 doanh nghiệp trong 750.000 doanh nghiệp của cả nước.

Riêng với TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng đã dành thời gian đánh giá sâu về vai trò của thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với nét nổi bật là vai trò đầu tàu kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó đề cập thực trạng phát triển, quản lý đô thị, liên kết vùng và định hướng giải pháp trong thời gian tới.

Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, kinh tế thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, với tốc độ tăng GRDP bình quân tăng 7,83%/năm trong giai đoạn 2011-2020. Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ này ước khoảng 8,36%. Tuy nhiên ông Phong cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề tồn tại, bất cập của thành phố, liên quan đến các chỉ tiêu, mục tiêu như hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp; tỷ lệ sản xuất gia công còn cao; sức cạnh tranh chưa tăng nhiều; tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ còn thấp; doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu...

Theo ông Nguyễn Thành Phong, trong giai đoạn 2021-2020, tầm nhìn đến năm 2045 và thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, TP. Hồ Chí Minh đặt ra định hướng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế gắn với tái cấu trúc kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, năng động, hiện đại, với khả năng kết nối sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực và quốc tế.

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các thành quả, đóng góp của các địa phương trong vùng đối với sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh Nam Bộ còn đối diện với nhiều tồn tại, bất cập, nhất là hạ tầng kết nối, an ninh an toàn xã hội, kinh tế và văn hóa, thậm chí là chất lượng phát triển

Thủ tướng nhất trí với các ý kiến khẳng định, TP. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh Nam Bộ tiếp tục là vùng động lực phát triển của đất nước. Do vậy, tư duy và hành động của chúng ta phải làm cho kinh tế - xã hội vùng này phát triển hơn, bảo đảm sự đồng bộ, toàn diện, đặc biệt là lo cho dân ấm no, hạnh phúc, an toàn. Phát triển theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển xanh. Chú trọng khoa học công nghệ trong thời đại 4.0.

Thủ tướng lưu ý, kết nối hạ tầng là một vấn đề lớn, một điểm nghẽn cần giải quyết; phải tổ chức thực hiện liên kết vùng một cách khách quan, trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến công tác xây dựng thể chế, cải cách bộ máy vì yếu tố con người là quan trọng nhất. Cán bộ cần có tầm nhìn, tâm huyết đối với sự phát triển của đất nước.

Trong giai đoạn ‎2001-2018, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước trên 1,5 lần. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh đã phát huy vai trò, động lực trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Đông Nam bộ. Thể hiện, những năm qua, tỷ trọng GDP của thành phố luôn chiếm trên 45% tổng GRDP của cả vùng.
Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Tây Nguyên hướng về ngày hội thống nhất non sông

Hàm Rồng - Nam Ngạn: Biểu tượng bất khuất của vùng đất anh hùng

Hậu Giang đạt nhiều thành tựu ấn tượng sau 50 năm giải phóng

Các đại biểu tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

Sôi động Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025

Thanh Hóa rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Bình Thuận còn 45 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng

TP. Cần Thơ: Khát vọng vươn mình sau 50 năm giải phóng

Điện lực Sa Pa sẵn sàng cấp điện liên tục, an toàn dịp 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa tối 30/4

Ký ức không quên về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Quảng Nam: Kiên cường trong kháng chiến, vươn mình thời hội nhập

Ấm áp những ngọn nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hàng nghìn người dân háo hức đón xem tổng duyệt trình diễn drone

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt