Thứ ba 24/12/2024 22:59

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều nhóm vấn đề nóng tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển kinh tế xã hội Thành phố.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp

Ngày 16/4, Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Báo cáo với Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định, biến động, khó lường, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi. TP. Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến và đạt một số kết quả tích cực, thúc đẩy một số ngành, lĩnh vực tiếp tục tăng trưởng. Theo đó, 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng khá. Thu ngân sách nhà nước đạt 26,6% dự toán năm; doanh thu du lịch tăng 77,2% so với cùng kỳ…

Bên cạnh những kết quả đạt, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minhcũng thẳng thắn nhìn nhận, kết quả phát triển kinh tế-xã hội quý I/2023 của Thành phố chưa đạt như mong muốn, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh rất thấp (tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) quý I/2023 tăng 0,7% so với cùng kỳ).

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn, nợ xấu ngân hàng và áp lực đáo hạn trái phiếu có xu hướng tăng; doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm lao động và khó khăn hơn về đơn hàng, nguồn vốn; sức mua của người tiêu dùng giảm. Đặc biệt, có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm. Ngoài ra, số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng (22,81%) so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công thấp (đạt 4%)…

Năm 2023, UBND TP. Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu tăng trưởng là 7,5% - 8%. Nhưng với bối cảnh như hiện nay, nhiều khả năng kịch bản bất lợi sẽ xảy ra và khả năng đạt 8% sẽ rất khó khả thi.

Kiến nhiều nhóm vấn đề nóng tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng

Để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững, tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét một số giải pháp sau:

Thành lập Tổ Công tác của Chính phủ cùng TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu việc tái cơ cấu nền kinh tế, xác định động lực, cơ chế đột phá để Thành phố phát triển nhằm thực hiện đúng vai trò theo Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị. Đây là việc dài hạn nhưng rất quan trọng cho sự phát triển của Thành phố trong tương lai.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, kiến nghị nhiều nhóm vấn đề nóng với Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ tại buổi làm việc ngày 16/4/2023

Thủ tướng quan tâm chỉ đạo triển khai sớm các dự án giao thông trọng điểm vùng, liên vùng như: Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Mộc Bài; Dự án đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Thành phố-Trung Lương; Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; Đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; Đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh -Thủ Dầu Một-Chơn Thành; Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, Bến Thành - Tham Lương; Dự án đường sắt TP. Hồ Chí Minh-Cần Thơ, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-Long Thành, ga đường sắt Thủ Thiêm, ga đường sắt Bình Triệu; các dự án đường sắt đô thị... và bố trí vốn cho 3 bệnh viện cửa ngõ Thành phố từ nguôn thu ngân sách Trung ương.

Bên cạnh đó, xem xét sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Đồng thời có cơ chế đặc thù thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà; sắp xếp lại các cơ sở nhà đất của các bộ, ngành trên địa bàn Thành phố; tháo gỡ vướng mắc thị trường bất động sản…

Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố thí điểm thực hiện cấp giấy phép lao động điện tử cho người lao động nước ngoài để phù hợp với chủ trương, chương trình chuyển đổi số; Chủ động quyết định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn Thành phố năm 2023.

Liên quan đến sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt kế hoạch sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025. Cũng như cho chủ trương để TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ ngành Trung ương sắp xếp lại các cơ sở nhà đất trên địa bàn Thành phố…

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm cho ý kiến về phương án sử dụng đất doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa cũng như doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa chuyển mục đích sử dụng đất” – Thay mặt Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi nêu kiến nghị.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh