Chủ nhật 22/12/2024 18:27

TP. Hồ Chí Minh đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4.

Ngày 12/8, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ để đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến đường Vành đai 4.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, đường Vành đai 4 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tính kết nối giao thông liên vùng, giải quyết lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ, các địa phương đang gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư đường Vành đai 4, UBND TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và UBND các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An thống nhất cần nghiên cứu, đề xuất 10 cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn tuyến Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bản đồ Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh (vòng ngoài cùng)

Cụ thể, các địa phương đề xuất Thủ tướng giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; được sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương (cầu Thủ Biên giữa Đồng Nai và Bình Dương).

Ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là 50% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án. Riêng Long An đề xuất hỗ trợ 75%.

TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh cũng đề xuất Thủ tướng cho phép tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư dự án.

Cho phép UBND các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật các đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đề xuất Thủ tướng cho phép giá trị tổng mức đầu tư các dự án Vành đai 4 của từng địa phương được chuyển tiếp kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2026-2030 không tính cộng vào tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của từng địa phương.

Đối với đoạn Vành đai 4 thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (đoạn do UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền), các địa phương đề xuất Quốc hội cho phép Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định về đầu tư công đối với đoạn trên địa bàn tỉnh Long An.

Các địa phương đề xuất trong hai năm qua kể từ khi nghị quyết về Vành đai 4 được Quốc hội thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh cũng thống nhất đề xuất cơ chế khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và cơ chế quản lý công trình sau đầu tư và quyết toán vốn đầu tư.

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng Nghị quyết trình Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4 nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Đồng thời, giao UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các tỉnh và đơn vị tư vấn tổng thể dự án nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4, trình cấp có thẩm quyền quyết định trong tháng 8/2024.

Cùng với đó, UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan thẩm định, báo cáo Thủ tướng trong tháng 9, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm 2024.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Vành đai 4

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024