Thứ năm 14/11/2024 05:45

TP. Hồ Chí Minh: 2 bệnh nhi nhập viện do nghi ngộ độc botulinum

Sau khi ăn, hai bệnh nhi tại TP. Hồ Chí Minh xuất hiện tình trạng nôn mửa, đau đầu, phải nhập viện cấp cứu, nghi ngờ do ngộ độc botulinum toxin.

Thông tin mới nhất từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, sau kỳ nghỉ Tết đơn vị này nhận được báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 về hai trường hợp bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc botulinum toxin (nhập viện ngày 6/2/2024 và ngày 7/2/2024).

“Cả hai nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn ra thức ăn, đau đầu. Sau khi khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chụp CT-scan, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm cần thiết khác, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hội chẩn và không loại trừ trẻ bị ngộ độc botulinum toxin, các bác sĩ thống nhất sử dụng giải độc tố botulinum”, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Hiện tại, tình trạng hai bệnh nhi đã cải thiện, một trẻ đã cai máy thở và theo dõi tại khoa Tiêu hóa; một trẻ tiếp tục được chăm sóc - theo dõi tại khoa Hồi sức và có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt. Bệnh viện Nhi đồng 2 đã lấy mẫu phân của bệnh nhân và gửi đến Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh để xét nghiệm, chẩn đoán xác định.

“Sở Y tế ghi nhận những nỗ lực chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời cho 2 bệnh nhi nghi ngộ độc botulinum toxin. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa ghi nhận thêm trường hợp nào được báo cáo có triệu chứng tương tự”, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh thông tin.

Botulinum được biết là chất độc gây chết người mạnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, độc tố botulinum là một loại protein do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra. Đây là chất độc gây chết người mạnh nhất từng được biết đến, liều lượng gây chết người khi tiêm vào khoảng 1,2-1,3 ng/kg và 10-13 ng/kg khi hít vào. Ở điều kiện thiếu oxy, vi khuẩn C. botulinum sinh ra bào tử rồi bài tiết độc tố. Có 7 loại độc tố botulinum chính, được ký hiệu: A, B, C, D, E ,F, G; trong đó 4 nhóm A, B, E và F (hiếm gặp) gây bệnh ở người.

Độc tố botulinum đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại rau củ được bảo quản trong môi trường ít axit như đậu xanh, rau, nấm và củ cải đường, thực phẩm đóng hộp, cá lên men, cá muối và hun khói, và các sản phẩm từ thịt như giăm bông và xúc xích.

The các bác sĩ, ngộ độc botulinum là một bệnh lý nặng, với các triệu chứng có thể bao gồm: Sụp mí mắt và các dấu hiệu bất thường liên quan đến cơ mặt, mắt và cổ họng. Vi khuẩn tạo ra chất độc (độc tố) tấn công hệ thần kinh gây yếu và tê liệt các cơ. Nếu không được điều trị, ngộ độc botulinum dễ gây tử vong.

Tiến Phòng
Bài viết cùng chủ đề: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học