Thứ bảy 23/11/2024 14:38

Tổng thư ký OPEC cảnh báo nguy hiểm khi thiếu đầu tư vào ngành dầu mỏ

Tổng Thư ký OPEC nhấn mạnh toàn thế giới cần đầu tư tổng cộng ít nhất 12 nghìn tỷ USD vào ngành dầu mỏ từ nay đến năm 2045 để ngăn chặn giá năng lượng tăng vọt.

Ông cảnh báo rằng thiếu đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ là một hành động “nguy hiểm”.

Ông nói: “Bằng cách đầu tư không đủ, chúng ta thực sự đang gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng… Nếu không có (khoản đầu tư) này, tôi nghĩ có nhiều khả năng cao rằng giá cả và sự biến động sẽ tăng lên khi nhu cầu tăng”.

Ảnh minh họa

Dầu thô Brent đã tăng 29% kể từ mức thấp vào giữa tháng 6 và tuần trước giao dịch gần 97 USD/thùng - mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái - chủ yếu do việc cắt giảm sản lượng kéo dài của Ả Rập Xê-út và Nga.

Khi được hỏi liệu dầu có lên tới 100 USD/thùng như một số nhà phân tích đưa ra hay không, ông Al Ghais cho biết OPEC không dự báo giá nhưng “các yếu tố có thể dẫn đến con số này… đã tồn tại một thời gian và tiếp tục duy trì - đáng chú ý nhất là việc thiếu đầu tư vào ngành dầu mỏ mà chúng ta đã thấy.”

Ông nói thêm: “Tôi tin rằng điều quan trọng là thế giới phải hiểu đúng việc này. Bằng cách đầu tư không thỏa đáng, chúng ta thực sự đang gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng - thế giới sẽ cần ít nhất 12 nghìn tỷ USD đầu tư trên toàn cầu cho ngành dầu mỏ từ nay đến năm 2045.”

Ông nói thêm rằng tăng trưởng dân số và kinh tế có nghĩa là nhu cầu năng lượng trong tương lai của thế giới sẽ “không có cách nào” có thể được đáp ứng chỉ bằng năng lượng tái tạo hoặc hydro.

“Chúng ta phải đảm bảo rằng thế giới có đủ năng lượng – những nguồn năng lượng ổn định, giá cả phải chăng, đáng tin cậy và không bị gián đoạn,” Tổng thư ký nói.

Bình luận này được đưa ra chỉ một tuần sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng nhu cầu toàn cầu về dầu, khí đốt tự nhiên và than đá có thể đạt đỉnh vào năm 2030.

IEA đã kêu gọi dừng chi tiêu cho các dự án dầu khí mới ngay lập tức nếu thế giới có cơ hội giảm lượng khí thải đang làm nóng hành tinh về 0 vào năm 2050 trên cơ sở bù trừ, có tính đến tất cả lượng khí thải được tạo ra và loại bỏ khỏi khí quyển.

Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA, nói với các phóng viên vào tuần trước rằng, mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ về năng lượng tái tạo trên toàn thế giới, nhưng việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp vẫn là một “nhiệm vụ nặng nề.”

Theo dự báo của IEA, để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu phải giảm 25% vào năm 2030 so với mức hiện tại.

Ông Al Ghais nhấn mạnh rằng việc đạt được mục tiêu cắt giảm đó sẽ là một “thách thức vĩ đại” vì mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong tỷ lệ nhu cầu năng lượng toàn cầu hầu như không đổi trong suốt 30 năm qua.

petrotimes.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tổ chức OPEC

Tin cùng chuyên mục

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử