Thứ hai 25/11/2024 11:44

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo

Sáng 12-7, tại Hà Nội, VUSTA đã tổ chức Hội thảo Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho biết, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học, công nghệ được xác định là động lực then chốt phát triển đất nước. Ngày 4-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

TSKH. Phan Xuân Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh La Duy

Trải qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, giáo dục và đào tạo đất nước có nhiều bước phát triển nhưng vẫn còn nhiều việc phải tiếp tục bàn, thảo luận, đưa ra giải pháp hữu hiệu để giáo dục và đào tạo phát triển mạnh mẽ hơn nữa đủ đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới, giai đoạn mới.

PGS, TS. Phạm Viết Vượng, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, ngành Giáo dục và Đào tạo đã trưởng thành thêm một bước, phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện, số trường học phát triển nhiều hơn, số lượng học sinh, sinh viên ngày một gia tăng, chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy còn nhiều công việc chưa đạt được mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Hiện nay, ở bậc giáo dục phổ thông có hai vấn đề nổi lên tạo ra những băn khoăn trong dư luận xã hội: đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu; xuất bản năm bộ sách giáo khoa gây tốn kém nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Toàn cảnh hội thảo đánh giá 10 năm thưc hien NQ 29-NQ/TW. Ảnh La Duy

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, PGS, TS. Phạm Viết Vượng cho rằng, Việt Nam cần thực hiện bằng giải pháp đồng bộ từ việc lập dự báo giáo dục 5 năm, 10 năm, đến việc tổ chức đào tạo giáo viên có chất lượng ở các trường đại học sư phạm, đến việc tuyển dụng giáo viên công khai, minh bạch, cần có chế độ tiền lương, ưu đãi cho giáo viên làm việc và cống hiến.

Về xây dựng trường sư phạm và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, PGS, TS. Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương đề nghị nên tiếp tục cải cách lại hệ thống sư phạm với việc hình thành mạng lưới các trường và các khoa sư phạm. Xây dựng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thực sự là trường trọng điểm theo chủ trương đã định từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI. Hai trường này phải xứng đáng với vị trí hàng đầu của toàn hệ thống sư phạm, giữ vai trò định hướng và hỗ trợ tích cực về mọi mặt cho các cơ sở đào tạo giáo viên trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức nghiên cứu khoa học. Các trường Đại học Sư phạm trọng điểm hướng tới chủ yếu là đào tạo sau đại học và trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là khoa học giáo dục.

Các chuyên gia cũng đề xuất tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung vào một số giải pháp như: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường công tác thanh, kiểm tra giáo dục đào tạo.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'