Chủ nhật 22/12/2024 10:03

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Đạt danh hiệu Công trình xây dựng sử dụng Năng lượng Xanh 4 sao của thủ đô năm 2023, tòa nhà Bảo tàng Hà Nội được thiết kế nhằm tiết kiệm năng lượng tối ưu.

Được xây dựng vào năm 2008 nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội được kiến trúc sư Meinhard fon Gerkan Nikolaus Goetze (Liên danh gmp international GmbH – inros Lackner AG) thiết kế. Sau khi công trình được khánh thành đã trở thành bảo tàng lớn và hiện đại bậc nhất Việt Nam và là một trong 36 bảo tàng đẹp nhất thế giới.

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội sử dụng kính Low-E để chống nóng nhờ đó giảm lượng điện tiêu thụ cho hệ thống điều hòa làm mát (Ảnh minh họa: VC)

Ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2023, Sở Công Thương đã hỗ trợ Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội đánh giá hiệu quả năng lượng trong công trình; xây dựng chỉ số hiệu quả năng lượng; đo kiểm các thông số của hệ thống kính tòa nhà; lập hồ sơ tham gia đánh giá, công nhận danh hiệu sử dụng Năng lượng Xanh theo tiêu chí của thành phố Hà Nội.

Được xây dựng với tổng diện tích sàn 2.500 m2 Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội có kiến trúc hiện đại, độc đáo, thiết kế được lấy ý tưởng từ chùa Một Cột, có dáng dấp như một bông hoa sen, gồm 6 tầng, trong đó 4 tầng nổi và 2 tầng hầm. Tầng 1 có cửa mở về 4 hướng có tác dụng đón không khí trong lành từ 4 hướng, tạo cho không gian của tòa nhà luôn mát mẻ, điều này đã giúp cho tòa nhà tiết kiệm điện trong sử dụng điều hòa làm mát.

Cùng với đó, các hệ thống được điều khiển tự độngvà kích hoạt/hoạt động như: Hệ thống PCCC; hệ thống thang máy; hệ thống quạt thông gió; hệ thống bơm cấp nước sinh hoạt, cấp nước PCCC, hệ thống chuyển nguồn tự động ATS...

Các thiết bị được sử dụng trong tòa nhà như: Màn hình LCD hoặc laptop; máy in, máy photocoppy; đèn LED… đều là thiết bị được dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương”- ông Nguyễn Quân – Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội, đơn vị thẩm định hồ sơ cơ sở/công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh cho biết.

Không gian xanh là điểm nhấn quan trọng trong thiết kế của tòa nhà (Ảnh: VC)

Bên cạnh đó, công trình được xây dựng bằng khung thép với các tấm kính lớn chống nóng bao quanh, khu vực không trong suốt sử dụng gạch không nung. Kết cấu chính của mái chính làm bằng khung thép chịu lực, ở trên sử dụng kính Low-E chống nóng để lấy ánh sáng tự nhiên.

Cũng theo ông Nguyễn Quân, tòa nhà được thiết kế đảm bảo về mặt sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả thiết kế thi công hướng nhà, tường, sàn, trần, cửa sổ... được kết hợp hài hòa khi sử dụng.

“Đặc biệt cửa sổ được thiết kế hợp lý tận dụng ánh sáng tự nhiên, đồng thời cũng giảm được bức xạ nhiệt từ bên ngoài vào trong tòa nhà nhờ kết hợp hệ thống kính và rèm che cửa. Tòa nhà được thiết kế với tỷ lệ thông gió tự nhiên là 15,52% cho cửa sổ, cửa logia có thể mở được, cửa thoáng bên các khe lấy gió, cửa ra vào" - ông Quân chia sẻ.

Tòa nhà được thiết kế với tỷ lệ thông gió tự nhiên 15,52%, nhờ đó khách đến thăm quan bảo tàng luôn cảm nhận được thiên nhiên và mát mẻ (Ảnh: BT)

Đối với hệ thống điều hoàn không khí, hiện tòa nhà đang sử dụng hệ thống điều hòa Chiler giải nhiệt gió của hãng Trane để sử dụng cho toàn bộ không gian trong tòa nhà, với tổng công suất lắp đặt là 360kW, với nhiệt độ cài đặt và điều khiển qua hệ thống BMS là 260C trở lên với tổng diện tích sử dụng là gần 15.000 m2.

Các thiết bị chiếu sáng trong công trình được sử dụng hoàn toàn đèn LED, đồng thời công trình sử dụng máy phát điện dự phòng với công suất phát 750kVA, đủ công suất cung cấp điện cho toàn bộ tòa khách sạn sử dụng khi mất điện lưới.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Hiệu quả năng lượng

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành