Thứ ba 05/11/2024 21:27

Tỉnh Quảng Ninh: Công tác giải ngân vốn đầu tư công đang bị chậm tiến độ

Hiện chi ngân sách trên toàn tỉnh Quảng Ninh là hơn 8.100 tỷ đồng, chậm so với tiến độ và cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh giải ngân mới đạt 31%; nguồn vốn ngân sách cấp huyện mới chỉ giải ngân được 19,5% kế hoạch. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân chậm như: Cẩm Phả, Đông Triều, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà. Riêng thành phố Hạ Long kế hoạch vốn trên 3.200 tỷ đồng, chiếm 44,7% kế hoạch vốn ngân sách cấp huyện nhưng mới giải ngân đạt 18,7% làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - ông Nguyễn Tường Văn, nguyên nhân giải ngân chậm là do: Công tác lập, trình phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ bố trí vốn đầu tư. Tiến độ phân khai một số nhiệm vụ chi thường xuyên còn chậm, đặc biệt là kinh phí tăng cường cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế và sự nghiệp khoa học và công nghệ...

Bên cạnh đó, một số đơn vị đề xuất bố trí dự toán kinh phí lớn, chỉ dựa trên cơ sở dự kiến tổng mức đầu tư, chưa phân kỳ thực hiện hợp lý, chưa căn cứ vào khả năng thực hiện trong năm dự toán. Một số đơn vị đã được bố trí dự toán nhưng chưa lường trước được khả năng thực hiện, chậm triển khai, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có việc phân bổ, giải ngân vốn.

Để triển khai hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trong giai đoạn tiếp theo, ông Văn yêu cầu cần tăng cường công tác dự báo; thường xuyên cập nhật dữ liệu; vận hành hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo điều hành thu, chi ngân sách tỉnh. Tăng cường công tác giải ngân nguồn vốn, rà soát khả năng giải ngân để đảm bảo mục tiêu giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 (30/9/2022 giải ngân 80% và đến ngày 31/12/2022 giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022); tăng cường quản lý, chi tiêu đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trong và ngoài nước, chủ động liên kết với các hãng hàng không, tàu biển, các tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới

Tiếp tục tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp tăng sản lượng, năng lực sản xuất; tăng cường quản lý thuế, tập trung thu các sắc thuế còn dư địa: thu từ khu vực ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân; phấn đấu hoàn thành cả 16/16 chỉ tiêu giao dự toán.

Chủ tịch UBND các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để thất thu các khoản thuế, phí đặc biệt là các khoản thu được điều tiết cho các địa phương để chi thường xuyên, triệt để thực hiện nguyên tắc “có thu thì mới có chi”.

6 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt trên 28.600 tỷ đồng, bằng 55% dự toán và tăng 24% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 6.450 tỷ đồng, bằng 61% dự toán; thu nội địa ước thực hiện trên 22.200 tỷ đồng. Có 6/13 địa phương vượt tốc độ thu bình quân và 7/13 địa phương thu ngân sách chậm so với tiến độ giao.

Riêng ngành than đã có những đóng góp tích cực vào ngân sách của tỉnh Quảng Ninh. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách đều đạt và vượt so với kế hoạch được giao.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sản xuất than nguyên khai đạt khoảng 22,3 triệu tấn (đạt 57% kế hoạch; than nhập khẩu đạt 2,35 triệu tấn (đạt 50% so với kế hoạch); than tiêu thụ đạt gần 25 triệu tấn (đạt 60% kế hoạch). Đưa doanh thu toàn Tập đoàn đạt khoảng 78.500 tỷ đồng (đạt 60% kế hoạch) và Tập đoàn đã nộp ngân sách tại Quảng Ninh 8.150 tỷ đồng (đạt 57% so với kế hoạch).

Đóng góp của ngành than chiếm khoảng 1/3 tổng số thu ngân sách của Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2022

Đối với Tổng công ty Đông Bắc, sản xuất than nguyên khai đạt khoảng gần 3,8 triệu tấn (đạt 57% so với kế hoạch); than tiêu thụ đạt gần 4,9 triệu tấn (đạt 57% so với kế hoạch); doanh thu đạt trên 9.500 tỷ đồng (đạt 60% kế hoạch). Hiện Tổng công ty Đông Bắc đã nộp ngân sách tại Quảng Ninh gần 1.100 tỷ đồng (đạt 54% kế hoạch).

Như vậy, chỉ tính riêng đóng góp ngân sách của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc đã là gần 9.250 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 tổng số thu ngân sách của Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2022.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh các công tác điều hành thu, chi ngân sách, tỉnh cũng đã quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử và là 1 trong 6 địa phương trên cả nước triển khai hóa đơn điện tử trong 6 tháng đầu năm. Đến nay đã có 10.336 tổ chức, doanh nghiệp, người nộp thuế, cá nhân kinh doanh hoàn thành đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương